Những cành cây, vỏ cây, vỏ hoa quả, cây ngô, cây sắn,… trước đây đã được người dân Campuchia dùng làm chất đốt. Nhưng hiện nay, với sự hỗ trợ của khoa học, công nghệ, nguồn nguyên liệu này được ép thành viên nén hoặc chế biến thành than hoạt tính để nấu nướng thông dụng, hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 70 vùng trồng và 13 cơ sở đóng gói khoai lang vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Với sản lượng hàng năm từ 1,2 triệu đến 1,3 triệu tấn, việc Trung Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch khoai lang góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường tiềm năng này. Phóng viên Minh Long phỏng vấn ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật về vấn đề này.
Ngày 7/4 chứng kiến nhiều làn sóng biểu tình của nông dân tại Romania và Bulgaria để bày tỏ sự phản đối trước các biện pháp của Liên minh Châu Âu đối với tình trạng dư thừa nông sản từ Ukraine, khiến cho nông dân ở nhiều nước châu Âu lao đao do cạnh tranh về giá.
Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh như: quế, cam, chè, miến đao.. Những năm trước đây, sản phẩm nông sản của tỉnh ít được quảng bá, giới thiệu nên không được thị trường biết đến. Thời gian gần đây, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành thì chính người dân cũng đã chủ động trong việc đưa sản phẩm tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm.
Sản xuất thiếu bền vững, ổn định; chủ quan trong việc định vị thương hiệu, logo trong thời gian dài đang làm giảm giá trị sự cạnh tranh của nông sản Việt. Đó là ý kiến đưa ra tại Toạ đàm Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt do Báo Thanh niên tổ chức hôm nay (6/4) tại TP.HCM.
- Xuất khẩu nông sản chính ngạch: Tận dụng cơ hội thị trường Trung Quốc - Bản quyền giống thanh long và chuyện nguồn gốc nông sản - Giá lợn hơi giảm sâu, người chăn nuôi gặp khó
Sau chuyện bản quyền giống thanh long ruột đỏ LD1. Nhìn lại trước đây cũng từng xảy ra việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee) bị một doanh nghiệp tại Trung Quốc đăng ký bảo hộ và Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã phải khiếu kiện đòi lại thương hiệu rất tốn kém, mất thời gian. Hay chuyện nước mắm sản xuất tại Thái Lan đã “mượn tên” Phú Quốc để xuất khẩu ra nước ngoài, cũng dẫn đến kiện cáo… Từ những vụ việc này cho thấy, doanh nghiệp, cá nhân trong nước cần chủ động về bản quyền, bảo hộ, nhãn hiệu, các yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
Muốn xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các quốc gia khác phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của từng thị trường. Ngày càng có thêm các thị trường nhập khẩu nông sản Việt đưa ra các yêu cầu về mã số vùng trồng, bản quyền giống cây trồng. Gần đây nhất là Nhật Bản yêu cầu đối với thanh long ruột đỏ Long Định- LD1. Do đó, tuân thủ và thực hiện bản quyền giống cây trồng, mã vùng trồng là một yếu tố quan trọng trong thương mại nông sản toàn cầu. Làm được như vậy mới tạo dựng được cơ sở vững chắc về lòng tin, uy tín, chất lượng, mở rộng cơ hội và tăng giá trị xuất khẩu nông sản.
Từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn ra khá sôi động, đặc biệt là lượng hàng hoa quả tươi tăng mạnh. Theo thống kê, đã có gần 1.400 lô hàng hoa quả các loại với gần 220.000 tấn đã được xuất khẩu qua 5 cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, tăng 140% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sáng nay (28/2) tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn trực tuyến “Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm” do Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
Đang phát
Live