Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và không thoát ly khỏi sản xuất, lực lượng dân quân luôn dấn thân vào tất cả các điểm nóng, nơi khó khăn để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tại Lai Châu, phương châm “đâu cần dân quân có, đâu khó có dân quân” được lực lượng này coi là mục tiêu, là hành động để phục vụ Tổ quốc, bản làng, quê hương.
Cây sắn dây đang được trồng trên đất lúa một vụ ở Lai Châu và được đánh giá là phù hợp. Tốn ít công chăm sóc và chi phí đầu tư, nhưng mỗi héc ta sắn dây lại cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với cây lúa. Hiệu quả kinh tế từ cây sắn dây mang lại được kỳ vọng sẽ giải bài toán cây trồng trên đất lúa một vụ nhiều năm nay và mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào các dân tộc địa phương.
Tỉnh Lai Châu đang tích cực triển khai công tác chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, tạo động lực để địa phương phát triển. Hơn 97% thôn, bản, tổ dân phố phủ sóng điện thoại di động; gần 83% số thôn, bản, tổ dân phố phủ sóng internet không dây. Đây là điều kiện quan trọng để các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh thực hiện trao đổi văn bản điện tử và đưa vào khai thác, sử dụng hơn 3.000 hòm thư điện tử công vụ. Đến nay, Lai Châu cũng đã khai thác hiệu quả công nghệ số khi có gần 54% người dân sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% cơ sở giáo dục hoàn thiện mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số.
Nắng nóng, khô hanh kéo dài nhiều ngày qua đang đe dọa cháy ở hầu hết các cánh rừng tại Lai Châu. Cùng với việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền, vận động người dân chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, hiện nay các lực lượng tại địa phương cũng đã chủ động về quân số, phương án, sẵn sàng ứng phó và quyết tâm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra.
Tăng hệ số sử dụng đất, giảm thiểu sâu bệnh hại cây trồng và cho ra thị trường các sản phẩm sạch, chất lượng, là mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bằng nhà màng, nhà lưới. Hiệu quả của mô hình này đang là hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp tại Lai Châu và được kỳ vọng sẽ mở ra một tương lai mới cho người nông dân ở tỉnh biên giới này.
Rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều trường học ở Lai Châu đã bố trí cho học sinh nghỉ học để tránh rét. Đến nay địa phương đã ghi nhận có gần 35.000 học sinh, ở 74 đơn vị trường phải nghỉ học. Tuy nhiên, do đặc thù vùng cao, để đảm bảo an toàn cũng như tỷ lệ chuyên cần, nhiều trường khác đã khắc phục khó khăn, “giữ chân” học sinh để tổ chức dạy học với nhiều biện pháp phòng, chống rét hiệu quả.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tràn về những ngày qua, khiến nền nhiệt tại các xã vùng cao Lai Châu tiếp tục giảm sâu. Nhiều nơi nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C về đêm, kèm theo mưa gây buốt giá, ảnh hưởng tới đàn vật nuôi. Hiện cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương đã và đang hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc.
Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết - người tiêu dùng đóng vai trò chủ đạo- Ngôi trường âm nhạc hỗ trợ trẻ em bị khuyết tật ở Bỉ- Những nét văn hoá dân tộc được đồng bào Lai Châu gìn giữ- Tiến sĩ Trần Thị Như Hoa-Trưởng phòng thí nghiệm Quang học và Cảm biến - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố HCM và những nỗ lực cống hiến và tạo động lực cho lớp sinh viên trẻ trong giáo dục, đóng góp phát triển nền khoa học nước nhà
Đợt không khí lạnh và mưa tăng cường những ngày qua đang gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh miền núi Lai Châu. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, hiện các nhà trường, nhất là các trường vùng cao đang chủ động các phương án phòng, chống rét cho học sinh, đảm bảo công tác dạy và học theo quy định.
Từ một địa phương có nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sau chia tách, thành lập tỉnh năm 2004; bằng các chính sách, đề án hiệu quả, sát với tình hình thực tế, nền nông nghiệp của tỉnh miền núi Lai Châu đã bứt phá cả về quy mô diện tích và chất lượng, với nhiều sản phẩm có thương hiệu trên thị trường
Đang phát
Live