Từ diện tích vườn đồi trồng cây kém hiệu quả, đồng bào Mông tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả ôn đới, trong đó có cây lê. Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, chăm sóc, giờ đây những vườn lê trĩu quả có hương vị ngọt đượm đã thu hút hàng nghìn du khách tới tham quan, trải nghiệm, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân tại địa phương.
Nhận thức pháp luật kém, tâm lý đám đông, công tác quản lý của gia đình chưa chặt chẽ… đó là những nguyên nhân dẫn tới trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Để vấn nạn trên không trở thành mối lo ngại, gây hoang mang, lo lắng cho gia đình, cộng đồng và xã hội, cơ quan chức năng địa phương đang triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm ngăn chặn kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật.
Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá - Hãng thu âm đặc biệt dành cho những nghệ sĩ khuyết tật ở Mỹ- Chuyện gìn giữ tiếng khèn Mông của đồng bào xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu- Những người mang lại trong lành cho đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, cùng với chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, các nhà trường ở tỉnh miền núi Lai Châu đang nỗ lực chạy“nước rút” ôn tập cho học sinh, phấn đấu kỳ thi đạt kết quả cao nhất.
Phát đơn mẫu để vận động phụ huynh không cho con thi vào 10 - bệnh thành tích bao giờ chữa khỏi?- Hành trình lan tỏa phong trào lập thân, khởi nghiệp trong thanh niên Lai Châu.- Người giám đốc HTX 70 tuổi truyền lửa làm nông nghiệp sạch.
Tháng 12 năm 1953, nhân dịp giải phóng thị trấn Lai Châu, Bác Hồ đã gửi thư chúc mừng đồng bào, cán bộ tỉnh Lai Châu. Trong thư Bác có nêu “Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau, ra sức tăng gia sản xuất để mọi người được ấm no"; “Phải giúp đỡ bộ đội diệt phỉ, trừ gian, giữ gìn trật tự"; Cán bộ thì phải thật sự gần gũi giúp đỡ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”...Hơn 70 năm đã trôi qua, những lời căn dặn của Bác vẫn còn nguyên giá trị và trở thành kim chỉ nam dẫn lối, soi đường cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lai Châu trong quá trình xây dựng và phát triển.
Từ bỏ tập tục du canh du cư, đồng bào La Hủ ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu xuống núi lập bản định cư để ổn định cuộc sống. Sau nhiều năm loay hoay lựa chọn thử nghiệm nhiều loại cây trồng, sâm Lai Châu – loài cây “tiền tỷ” từ núi rừng đã tình cờ đến với bà con, mở ra hướng thoát nghèo và làm giàu mới cho bản làng.
Nắng nóng kéo dài nhiều ngày qua đã gây hạn hán tại nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Bà con nông dân đang nơm nớp lo sợ thiếu nước trầm trọng, khiến nhiều diện tích cây trồng có nguy cơ mất mùa. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, các ngành chức năng địa phương và bà con nông dân đang triển khai nhiều giải pháp, nhằm đảm bảo sản lượng cây trồng.
Nắng nóng, khô hanh kéo dài nhiều ngày qua đang khiến nhiều cánh rừng ở Lai Châu đối mặt với nguy cơ cháy cao. Ngành chức năng địa phương đang tăng cường nhiều giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra.
Từ một khu nhà xưởng rộng chưa tới 30 m2, làm sao để phát triển lên tới quy mô hơn 4.000 m2, đầu tư trang thiết bị hiện đại, nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo theo hướng hữu cơ. Làm sao từ một người thợ làm nghề làm thợ pha sơn cung cấp cho các cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy trở thành ông bà chủ một cơ sở sản xuất có lãi hàng tỷ đồng mỗi năm. Câu chuyện trồng nấm đông trùng hạ thảo và bí quyết để thành công của hai vợ chồng chị Bùi Thị Vân và anh Đào Huy Cương, phường Quyết Tiến, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Đang phát
Live