Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có. Làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ tư đã để lại những hệ quả kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng, nhất là ở một số địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; ở những tỉnh có khu vực dịch vụ, nhất là du lịch chiếm tỷ trọng cao; có thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài… Cộng thêm những “điểm nghẽn’, hạn chế vốn tồn tại lâu nay, chậm được khắc phục, tháo gỡ trong bối cảnh dịch bệnh, nên bức tranh kinh tế Việt Nam cơ bản nhiều gam “trầm”. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế cả nước vẫn có những nhân tố tích cực, quan trọng để phục hồi tăng trưởng.
Quan điểm: “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị” được Đảng ta khẳng định xuyên suốt qua các kỳ Đại hội. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cố tình không hiểu, thậm chí còn xuyên tạc bằng những luận điểm sai trái. “Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đã đến lúc phải thay đổi chế độ chính trị” - nội dung được BTV chương trình phân tích, bàn luận cùng GS-TS khoa học Phan Xuân Sơn, Giảng viên cao cấp Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tổ chức Oxfam tại Việt Nam vừa khai mạc triển lãm “Nền kinh tế nhân văn” tại Trung tâm Triển lãm Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm trưng bày 10 mô hình nghệ thuật thu nhỏ (nghệ thuật miniature) tái hiện nhiều lát cắt trong đời sống con người và dòng chảy của xã hội Việt Nam.
Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, có cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ đóng vai trò chủ đạo kết hợp phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế khác. Khu Kinh tế này được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập từ 15 năm trước nhưng đến nay chưa thể trở thành đầu tàu thu hút đầu tư và chưa tạo động lực phát triển cho các vùng lân cận cũng như cho cả nước. Vậy tỉnh Khánh Hòa phải làm gì để Vân Phong không lỡ nhịp phát triển là những câu hỏi, trăn trở đang được đặt ra bức thiết hiện nay.
Năm 2021, chính trường Nhật Bản đã có những thay đổi lớn, trong đó có việc Thủ tướng Kishida Fumio chính thức lên nắm quyền thay cho cựu Thủ tướng Suga. Ngay sau khi nhậm chức, chính phủ mới của Nhật Bản cũng đã có rất nhiều điều chỉnh về chính sách với mong muốn thúc đẩy hơn nữa uy tín và vị thế của nước Nhật trong bối cảnh mới. Là một người theo chủ nghĩa ôn hòa và ưa thích sự ổn định, năm 2022, ông Kishida Fumio được cho là sẽ tiếp tục dẫn dắt Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, vượt qua hàng loạt khó khăn hiện tại, như khống chế đại dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế, tình trạng già hoá dân số và căng thẳng với Trung Quốc. Phóng viên Bùi Hùng, thường trú tại Nhật bản cùng nhìn lại những biến động trên chính trường Nhật Bản một năm qua và những dự báo cho năm mới 2022.
Sau 2 năm chiến đấu với đại dịch COVID-19, không chỉ thoát khỏi bóng đen suy thoái, kinh tế thế giới trong năm 2021 đã phục hồi nhanh hơn kỳ vọng và dần trở lại giai đoạn trước đại dịch. Dù tăng trưởng không đồng đều và vẫn còn những yếu tố nguy cơ từ các biến chủng mới, khủng hoảng năng lượng đến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng đẩy lạm phát tăng cao, song cùng với vắc-xin và sự chuẩn bị tốt hơn, các chính phủ hi vọng có thể bước sang Năm mới 2022 với nhiều lực đẩy hơn.
Những năm gần đây, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm quy mô hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư xây dựng tại tỉnh Bình Định với mục tiêu mở rộng “cánh cửa phía Đông”. Đây là phía giáp biển, ngoài phát triển mạnh dịch vụ - du lịch sẽ từng bước hình thành đô thị biển, cảng nước sâu và các khu kinh tế biển... hứa hẹn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh hơn. Tập trung khai thác tiềm năng ven biển dài gần 120km tạo lợi thế thu hút đầu tư, hiện thực hóa mục tiêu đưa Bình Định trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực miền Trung theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX là hướng đi lâu dài, bền vững của địa phương này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa có bài phát biểu trấn an người dân về năng lực ứng phó của chính phủ trước biến thể Omicron. Cũng giống như các quốc gia khác, biến thể này đang lây lan nhanh tại Mỹ, chiếm đa số ca mắc Covid-19 mới, làm dấy lên nỗi lo ngại về việc nước Mỹ có thể một lần nữa trở thành tâm dịch lớn nhất của thế giới – điều đã từng xảy ra hồi năm ngoái. Không chỉ người dân Mỹ mà các nước khác trên thế giới cũng theo dõi rất sát sao tình hình dịch bệnh của quốc gia này. Bởi với vị thế là nền kinh tế số 1 thế giới, mọi biến động tại nước Mỹ sẽ tác động nhanh chóng tới kinh tế toàn cầu. TS. Lộc Thị Thủy, Viện nghiên cứu Châu Mỹ phân tích rõ hơn vấn đề này.
Ảnh hưởng từ dịch Covid 19 đã làm thay đổi tất cả, đó là nhiều những thách thức đặt ra, nhưng đi kèm với đó là cơ hội mà nhiều doanh nghiệp đang nắm bắt. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian tới, cần thúc đẩy mô hình kinh tế tương lai hướng đến phát triển kinh tế xanh, bền vững và kinh tế số.
Sáng nay (21/12), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến “Phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong chuyển đổi nền kinh tế số và đảm bảo an ninh thông tin mạng đối với dịch vụ nội dung số tại Việt Nam”. Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện tình hình kết quả đạt được, làm rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong chuyển đổi nền kinh tế số, đảm bảo an ninh thông tin mạng đối với dịch vụ nội dung số tại Việt Nam.
Đang phát
Live