Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đạt được kết quả thu hút và thực hiện đầu tư nước ngoài khá tích cực, với tổng số vốn đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. PV Xuân Lan có bài đề cập:
Một trong 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đặt ra đó là tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, đa dạng hoá thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước. Vậy làm thế nào để thực hiện tốt được giải pháp này trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức?
6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 2 cả nước và xếp thứ nhất miền Trung.
Kết luận phiên họp Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra hôm qua (06/7/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: phấn đấu tăng trưởng GDP quý III từ 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024 và giữ đà, giữ nhịp phát triển trong năm 2025. “Nhìn lại tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024: Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thực hiện mục tiêu đề ra” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc hội và TS. Đặng Đức Anh - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Sáng 6/7, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GĐP trong quý III đạt 6,5-7%, lạm phát kiểm soát dưới 4,5%. Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo các địa phương. Phiên họp được trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 56/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,67%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng khá, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,42%. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về nội dung này:
“Chuyến công tác Trung Quốc tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cho thấy vai trò của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, đồng thời khẳng định tầm nhìn chung của Việt Nam và Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế toàn cầu” – đây là một trong những nhận định đáng chú ý của Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba trong cuộc gặp gỡ báo chí sáng nay. Đại sứ Hùng Ba cũng nhấn mạnh ý nghĩa của chuyến thăm trong thúc đẩy mối quan hệ song phương Việt – Trung.
TP Hải Phòng tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,32%, đứng thứ 5 cả nước và dẫn đầu 5 thành phố trực thuộc trung ương. Đây là nội dung được đưa ra tại phiên họp thường kỳ UNBD tháng 6/2024, diễn ra vào chiều nay (3/7).
Tổng cục thống kê đã công bố báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của nước ta trong Quý II và 6 tháng qua. Với mức tăng trưởng GDP đạt 6,42% trong 6 tháng đầu năm, cùng sự khởi sắc của các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, nhiều chuyên gia bày tỏ lạc quan về mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5% mà Quốc hội đề ra là có thể đạt được trong cả năm. TS Lê Duy Bình- Giám đốc Economica Việt Nam sẽ có những phân tích, làm rõ thêm về kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng, cũng như những khuyến nghị để đạt các mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024.
6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và TP.HCM đang hồi phục dù phải chịu tác động từ những khó khăn, nguy cơ bất ổn của kinh tế toàn cầu và những thách thức từ bên trong (vốn, thị trường tiêu thụ, chính sách) tác động đến sức khoẻ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 2 của TP.HCM ở mức 6,31%, thấp nhất so với các thành phố trực thuộc trung ương và khu vực. Thành phố đưa ra nhiều giải pháp, quyết tâm để thoát khỏi nguy cơ tăng trưởng chậm lại.
Đang phát
Live