Nhận diện sự thật sẽ làm rõ những thiên kiến sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam.- Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn.- Châu âu bất đồng trong lựa chọn các vị trí chủ chốt.- Sóng nhiệt nguy hiểm đe dọa hàng triệu người dân Mỹ.
Vùng ĐBSCL mỗi năm sản xuất từ 24 đến 25 triệu tấn lúa, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu nông hộ. Sản lượng lúa lớn cũng đồng nghĩa với việc khối lượng phụ phẩm từ lúa gạo cũng đến hàng chục triệu tấn rơm rạ, hàng triệu tấn trấu, vỏ trấu. Tuy nhiên, những phụ phẩm từ lúa gạo vẫn chưa được chú trọng đúng cách, vẫn còn lãng phí tài nguyên. Nếu những nguồn phụ phẩm này được tái chế, tái sử dụng một cách hiệu quả sẽ đem lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tạo giá trị gia tăng cho ngành lúa gạo.
Quốc hội xem xét phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại kỳ họp thứ 7, QH Khoá XV: Cơ hội hợp tác sâu rộng với các nền kinh tế phát triển- Người thương binh vượt khó Lâm Anh Lữ, tỉnh Cà Mau với những nỗ lực trong phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội- Ukraine và Moldova tiến gần hơn tới mục tiêu gia nhập EU- Nền kinh tế Việt Nam tiếp đà hồi phục sau dự báo tăng trưởng quý II- Các "đại bàng" công nghệ Đài Loan muốn chuyển sản xuất sang VN- Cuộc đua tăng vốn của các công ty chứng khoán trong nước
Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo là những điểm sáng nối bật trong bức tranh kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm nay. Trong đó, xuất siêu đạt hơn 8 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Hoạt động dịch vụ trong 5 tháng sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi toàn diện. Động lực tăng trưởng dựa vào tiêu dùng phục hồi chậm và yếu. Khu vực doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6-6,5% như đã đề ra, đòi hỏi quyết tâm cao và nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới”. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học kinh tế, thuộc Đại học quốc gia.
Phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Peterburg lần thứ 27 diễn ra chiều 6/6 với sự tham dự của đông đảo quan khách quốc tế và nước Nga. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn. Ngày 6/6, Đoàn đại biểu Việt Nam làm việc với một số Bộ, ngành và các Tập đoàn kinh tế Nga.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, hướng tới mang lại hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp rất được tỉnh Sóc Trăng quan tâm triển khai thực hiện. Trong vài năm trở lại đây, mô hình trồng cây mận xanh đường tại huyện Long Phú được bà con trồng đang phát triển tốt và cho giá trị kinh tế cao nhờ được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, qua đó, giúp nông dân có thu nhập khá.
Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức chung kết cuộc thi "Meeting with PM 2024". Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Meeting with PM 2024 tập trung vào tinh thần tự lực, tự cường của nền kinh tế, đòi hỏi sự khéo léo vận dụng, tranh thủ những cơ hội và nguồn lực từ bên ngoài để phát huy, tích tụ và tăng trưởng nội lực. Tại vòng chung kết có sự góp mặt của 5 đội chơi gồm PMA (Học viện Tài chính); IBECOM (Trường ĐH Ngoại thương); HN2H và BLOOM (Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội); MENTORA+ (gồm các thành viên của Trường ĐH Ngoại thương và ĐH Công nghiệp Hà Nội). Bằng sự nỗ lực, sáng tạo và tự tin ở các phần thi, đội MENTORA+ đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân và giành giải thưởng cao nhất có tổng giá trị là 100 triệu đồng.Qua bốn năm tổ chức, Cuộc thi Meeting with PM đã thu hút sự quan tâm và tham gia của hơn 5.000 học sinh và sinh viên trong và ngoài nước, với hơn 100 đội thi đăng ký. Cuộc thi không chỉ là một sân chơi để các bạn trẻ thể hiện khả năng tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề, mà còn là cơ hội để họ tiếp cận và hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề kinh tế thực tiễn thông qua lăng kính chính sách, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Một trong những điểm nổi bật của cuộc thi Meeting with PM chính là cơ hội để các đội thi gặp gỡ và giao lưu trực tiếp với những nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp hàng đầu. Những trải nghiệm này rất có giá trị trong việc hình thành nên một thế hệ trẻ có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề kinh tế một cách toàn diện, sáng tạo và đổi mới, chuẩn bị tốt cho tương lai nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Trong 5 tháng đầu năm 2024, CPI bình quân tăng hơn 4%; đầu tư nước ngoài tăng 2%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 9,1%; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng qua ước đạt gần 306 tỷ USD, tăng cao ở mức 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất siêu đạt hơn 8 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Hoạt động dịch vụ trong 5 tháng cũng diễn ra sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi toàn diện. Động lực tăng trưởng dựa vào tiêu dùng phục hồi chậm và yếu. Khu vực doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6-6,5% như đã đề ra, đòi hỏi quyết tâm cao và nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới”. Cùng trao đổi với TS Nguyễn Quốc Việt-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách-ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia .
Kinh tế biển có vai trò và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức tài nguyên biển đã gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, hệ sinh thái biển. Việc đầu tư phát triển kinh tế biển xanh có trọng tâm, trọng điểm là hướng đi bền vững, góp phần bảo tồn hệ sinh thái biển. Bảo tồn hệ sinh thái biển là một chủ trương lớn của Đảng đã được chỉ ra trong Nghị quyết 36/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên để bảo tồn hệ sinh thái biển hiệu quả cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, nhất là kết hợp bảo tồn với phát triển các ngành kinh tế; một hướng tiếp cận mới có tính toàn cầu là phát triển kinh tế biển xanh sẽ góp phần duy trì hệ sinh thái và thực hiện nhiều mục tiêu phát triển bền vững. “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển cho phát triển kinh tế biển xanh” là chủ đề của Diễn đàn Chủ nhật hôm nay. Khách mời tham gia chương trình: - PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội Khóa 15, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. - Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn.
Sáng nay (29/5), Tổng cục Thống kê công bố báo cáo kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024. Nhiều điểm sáng đã xuất hiện trong bức tranh kinh tế của nước ta, tạo tiền đề cho tăng trưởng những tháng còn lại của năm nay.
Đang phát
Live