Kinh tế, xã hội của Cần Thơ tiếp tục duy trì tăng trưởng, hầu hết các chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ, hoạt động của các doanh nghiệp có nhiều khởi sắc. Đây là những điểm sáng được đưa ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (mở rộng) sơ kết công tác 9 tháng và triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024 được Thành ủy Cần Thơ tổ chức vào ngày 26/9.
Các Luật mới có hiệu lực: Tạo đột phá trong phát triển nhà ở xã hội - Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam - Nhiều thách thức cần giải quyết - Quy hoạch Đồng Nai tạo sức bật thúc đẩy phát triển bền vững.
Việt Nam và cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn- Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm những tháng cuối năm- Mỹ công nhận Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) là đối tác quốc phòng lớn, nền tảng mới cho hợp tác song phương- Từ đầu năm 2025, yêu cầu Công ty niêm yết công bố thông tin đồng thời bằng tiếng Anh- Hà Nội thành phố Anh hùng vươn mình lên tầm cao mới- Nuôi cá, trồng rau trên sa mạc: Cách UAE khơi dậy “cuộc cách mạng xanh” về thực phẩm”
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu biểu với thông điệp mạnh mẽ và toàn diện về "Củng cố chủ nghĩa đa phương, cùng hành động để kiến tạo tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững cho mọi người dân" tại Đại Hội đồng Liên hợp Quốc. Nhiều thông điệp quan trọng cũng đươc các nhà lãnh đạo thế giới gửi đi từ phiên họp- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5, dự đối thoại chính sách và dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư- Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay ở mức 6%- Trung Đông tiếp tục leo thang căng thẳng khi Israel và lực lượng Hezbollah tại Lebanon tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công trả đũa lẫn nhau- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới ổn định ở mức 3,2%
Diễn đàn “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới” do Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp với các đối tác tổ chức sáng nay, tại Hà Nội. Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, để phát triển kinh tế tuần hoàn, vấn đề cấp bách đang được đặt ra là nhanh chóng ban hành các chính sách và giải pháp để huy động được nhiều chủ thể tham gia.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vững vàng, trong bối cảnh nhiều yếu tố bất định của môi trường bên ngoài, và có khả năng đạt mức tăng trưởng 6% trong năm nay. Đây là kết luận được đưa ra tại buổi công bố báo cáo triển vọng phát triển châu Á tháng 9 và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
Kinh tế nông nghiệp xanh là hướng đi mới, đã và đang mang lại hiệu quả tích cực ở huyện vùng cao Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Bằng chứng rõ nét nhất là đến nay, thu nhập bình quân của huyện đã đạt gần 50 triệu đồng/người/năm và từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mỗi năm địa phương giảm bình quân khoảng 4% số hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo ở huyện đến nay chỉ còn 11%, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.
Sáng nay (25/9) tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”. Diễn đàn nhằm tập trung đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, đồng thời cập nhập những diễn biến chính sách mới trên thế giới. Bên cạnh đó góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện, bổ sung các giải pháp mang tính then chốt, đặc thù, vượt trội đối với ngành/lĩnh vực và tạo động lực, huy động nguồn lực tài chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới.
Nền kinh tế Việt Nam đã có sự hồi phục và tăng trưởng đầy lạc quan từ đầu năm cho đến tháng 09 với kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 7% cả năm 2024. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng 6,93% trong quý II/2024, cao hơn mức 5,66% vào quý I/2024 tạo cơ sở để chúng ta tin tưởng vào một kỳ tích mới của kinh tế Việt Nam năm 2024. Điều này cũng là cảm quan chung của các tổ chức kinh tế khi nhìn nhận về nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cơn bão số 3 Yagi vừa qua đã tàn phá ghê gớm ở 26 tỉnh phía bắc, gây ra hậu quả nặng nề. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính sơ bộ trên 50 nghìn tỷ đồng, dự báo có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP cả năm giảm khoảng 0,15% so với kịch bản tăng trưởng 6,8-7%. Trước thực tế này, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143, ngày 17/09/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. TS Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, giám đốc công ty Economica Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Trong chương trình thời sự trưa nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát" của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đang phát
Live