Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế Lao động và phát động Tháng Công nhân.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quán triệt nguyên tắc “3 không” khi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong lĩnh vực giao thông vận tải.- Ngân hàng phát triển châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế nước ta năm nay đạt mức 6,7%, cao hơn chỉ tiêu của Quốc hội và mục tiêu của Chính phủ.- Các địa phương tiếp tục siết chặt tuần tra, kiểm soát vùng biên giới trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tại 2 nước láng giềng là Lào và Campuchia vẫn diễn biến phức tạp.- Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương về nguy cơ biến chủng kép nguy hiểm của virus SARS-COVI-2 tại Ấn Độ đã xâm nhập vào nước ta hay chưa?- Nhật Bản cảnh báo biến thể kép của virus sars-covi2 tại Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn các biến thể khác từng ghi nhận.
Tiếp nối đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng kinh tế kỷ lục trong quý 1 năm nay với chỉ số tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng quý cao nhất kể từ năm 1992. Một báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs nhận định, nền kinh tế Trung Quốc đang trở lại với xu hướng tăng trưởng dài hạn, vì sự phục hồi hình chữ V sau đợt sụt giảm vì Covid-19 đã hoàn tất. Những yếu tố nào giúp kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ như vậy, xu hướng tăng trưởng trong dài hạn của nước này ra sao nhìn từ con số tăng trưởng GDP 18,3% trong quý 1 vừa qua?
"Việt Nam quyết tâm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh".- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cam kết như vậy trước cộng đồng quốc tế tại Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu. Sự kiện có sự tham dự của hơn 40 nhà lãnh đạo, nguyên thủ các nước theo hình thức trực tuyến.- Nhiều nhà lãnh đạo các nước đưa ra cam kết mới, cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn so với trước đây nhằm chung tay chống biến đổi khí hậu.- Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN và khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN.- Các địa phương được phân bổ vacxin ngừa covid-19 đẩy mạnh công tác tiêm chủng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng đối tượng và đặc biệt là đúng thời hạn để tránh việc vacxin quá hạn, gây lãng phí.- Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn do thiếu container rỗng và chi phí lưu kho, vận tải tăng cao.- Toàn bộ hơn 130 người di cư trên một chiếc thuyền được cho là đã thiệt mạng ở ngoài khơi Libi.
Với đặc thù về du lịch văn hóa và tự nhiên, Thanh Hóa có thế mạnh nổi trội trong phát triển du lịch với bản sắc riêng, nên xác định giai đoạn 2021-2025 sẽ thu hút khoảng 60.000 tỷ đồng đầu tư phát triển du lịch. Mục tiêu đến năm 2025 thu hút khoảng 16 triệu lượt khách du lịch (trong đó khách nước ngoài khoảng 850 nghìn lượt), đưa Thanh Hoá trở thành 1 trong những trung tâm du lịch của cả nước. Làm sao để thu hút được khoảng 60.000 tỷ đồng phát triển du lịch? Du lịch Thanh Hoá sẽ đi theo hướng nào, đâu là sản phẩm đặc trưng? Ông Nguyễn Văn Thi, UVBTV- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá và Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá, Chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Đông Á bàn luận rõ hơn nội dung này.
-Chính quyền quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số: thực tiễn ở TPHCM.- “Chi phí và con người” : rào cản của tiến trình số hóa.- Hướng tới nền kinh tế số: Khó bền vững nếu “mạnh ai người ấy làm”
Ngày 15/4, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Công ty Unilever Việt Nam, nhãn hàng Sunlight tổ chức Lễ tổng kết và trao giải chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” năm 2020. Chương trình đã truyền cảm hứng khởi nghiệp và hỗ trợ đào tạo kiến thức kỹ năng kinh doanh cho gần 2.000 chị em và trao tài trợ 1 tỷ đồng cho 60 ý tưởng khởi sự kinh doanh nổi bật nhất trong năm 2020. Trong năm 2021 này, chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” hướng tới mục tiêu đào tạo 31.000 chị em và cấp vốn cho hơn 110 dự án khởi nghiệp.
Trước sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, thế giới đang tìm những lối đi mới, tiến đến một nền kinh tế "năng lượng xanh". Một nền “kinh tế xanh”, hay còn gọi là nền "kinh tế sạch", là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau: định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường. Vậy làm thế nào để phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở nước ta? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong Chương trình Sống chung với Biến đổi khí hậu ngày hôm nay.
Cách nay tròn một tuần, ngay sau lễ tuyên thệ-nhậm chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gợi mở kế hoạch hành động-điều hành nền kinh tế thời gian tới, trong đó, đặc biệt coi trọng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ. Vấn đề là chúng ta đang ở đâu trong hành trình chuyển đổi số? Đâu là những thuận lợi cần thúc đẩy, khó khăn-rào cản nào cần xóa bỏ hoặc nới lỏng để công cuộc chuyển đổi số thực sự hanh thông như kỳ vọng? Câu chuyện thời sự góp một góc nhìn về nội dung này với sự tham gia của ông Hoàng Việt Anh – Phó Tổng Giám đốc Phụ trách chuyển đổi số, Tập đoàn FPT, đồng thời là thành viên Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam VINASA.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và hoàn tất thủ tục giải thể tăng cao. Tính chung, trong 3 tháng đầu năm nay đã có tới hơn 40 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nghĩa là trung bình mỗi tháng đã có hơn 13 nghìn 400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bàn giải pháp vực dậy doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện mục tiêu kép là nội dung Câu chuyện thời sự được bàn luận trong chương trình.
Sau một năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đang trên đà đạt tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 50 năm qua. Tuy nhiên hiện cũng xuất hiện nhiều yếu tố có thể làm chệch đà phục hồi này, đặc biệt là sự tăng trưởng không đồng đều giữa các quốc gia, có thể khiến kinh tế thế giới khó sớm về mức trước khủng hoảng
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)