Tỉnh Gia Lai cần rà soát, tháo gỡ những điểm nghẽn cho phát triển. Đây là yêu cầu của Tổng bí thư Tô Lâm khi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Gia Lai vào sáng nay.- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á ASEAN Cup 2024.- Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan tại chung kết ASEAN Cup 2024 là chiến thắng của tinh thần vượt khó, sự đoàn kết và khát vọng vươn lên của cả dân tộc.- Các nước cảnh giác với virus gây bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc.- Lễ trao giải Quả cầu Vàng lần thứ 82, tôn vinh các tác phẩm điện ảnh và truyền hình Mỹ trong năm 2024.
Nhiều chuyên gia kinh tế lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025.- Bộ Tài chính tiếp tục tháo gỡ khó khăn để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi.- Thị trường chứng khoán giao dịch kém tích cực, VN-Index mất tới hơn 15 điểm chỉ trong một phiên giao dịch.
Mức tăng trưởng GDP khoảng 7% trong năm 2024 là thành công rất lớn mà nước ta đã đạt được, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Năm 2025, mặc dù có nhiều cơ hội mới đang mở ra, nhưng mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là rất nhiều thách thức.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01, khẳng định quyết tâm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt điện, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm từ năm 2025 đến 2030.- Năm 2024, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,31%, vượt mức bình quân cả nước, nhưng vẫn đối mặt những thách thức như hạ tầng giao thông hạn chế, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu và mô hình tăng trưởng chưa bền vững.- Hàn Quốc tạm ngừng thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-Yeol, sau cuộc đối đầu kéo dài hàng giờ đồng hồ giữa các nhà điều tra và nhân viên an ninh của Phủ Tổng thống.- Nữ Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn công khai khối tài sản cá nhân trị giá hơn 400 triệu đôla Mỹ, theo yêu cầu của Ủy ban chống tham nhũng quốc gia.
Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã bố trí hơn 11.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng hạ tầng của Khu Kinh tế cửa khẩu, hướng đến mô hình trung chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu lớn nhất các tỉnh miền núi phía bắc và khẳng định vai trò kết nối liên vùng.
Năm 2024 được đánh giá là một năm vượt khó thành công của công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Dấu ấn nổi bật là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (gọi tắt là Hiệp định CEPA) trong thời gian đàm phán ngắn kỷ lục - chỉ trong vòng 16 tháng, khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, Châu Phi và thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam. Năm 2025 được dự báo là năm đặc biệt khó khăn với công tác hội nhập kinh tế quốc tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường, tác động không thuận tới hoạt động thương mại xuất nhập khẩu của nước ta. Làm gì để công tác hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu và mang lại những kết quả tích cực, tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP - với mục tiêu tăng từ 8% trở lên trong năm 2025? Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cùng bàn về câu chuyện này.
Nếu như năm 2024 được coi là “năm của sự phục hồi” sau đại dịch COVID-19, thì năm 2025 này được dự báo sẽ là năm nền kinh tế thế giới tìm kiếm trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên những căng thẳng địa chính trị gia tăng đe dọa triển vọng kinh tế trong bối cảnh các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới cố gắng cắt giảm lãi suất nhằm đối phó với cú sốc lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Sau khi tụt hạng và đánh mất vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, thậm chí bị đánh giá là rơi vào suy thoái kỹ thuật hồi cuối năm 2023 - đầu năm 2024, nhìn lại cả năm qua, kinh tế Nhật Bản lại ghi nhận nhiều tín hiệu khá tích cực. Từ những chỉ dấu này, các chuyên gia bắt đầu lạc quan về triển vọng cho năm 2025, dù sắp tới sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức - đặc biệt là các chính sách thương mại của Mỹ khi chuẩn bị có nhà lãnh đạo mới. Góc nhìn của PV Tuấn Nhật - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản sẽ giúp quí vị có thêm các nhận định về nền kinh tế xứ sở Mặt Trời mọc năm qua và những triển vọng cho năm tới.
Trong năm 2024, kinh tế Nhật Bản ghi nhận nhiều thành công, khiến các chuyên gia bắt đầu lạc quan về triển vọng cho năm 2025.
Những ngày cuối năm, liên tiếp những chỉ số của các ngành, địa phương được công bố qua các hội nghị tổng kết năm 2024, định hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025. Nhiều chỉ số cho thấy xu hướng phục hồi tích cực của nền kinh tế đã được khẳng định qua từng quý, bứt tốc vào quý cuối năm, về đích và vượt mục mục tiêu trong một năm đầy gian khó, nhiều cảm xúc.
Đang phát
Live