Từ sau kết quả tăng trưởng Quý 1, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị: “Nỗ lực kéo giảm sự lây lan của dịch bệnh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước…là những giải pháp cần quan tâm, đặc biệt từ cấp địa phương - trên tinh thần tôn trọng các xu thế phát triển mới, tôn trọng thị trường nhiều hơn và đặt người dân vào trung tâm. Có như vậy, kinh tế đất nước mới sớm phục hồi và phục hồi bền vững sau đại dịch”. Điều này có trở thành hiện thực hay không, đặc biệt sau tác động của đợt dịch lần thứ 4? Những số liệu tình hình kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm vừa được công bố nói lên điều gì, có thách thức mục tiêu tăng trưởng cả năm hay không? Câu chuyện thời sự hôm nay, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý Kinh tế (Economica Việt Nam) đóng góp ý kiến về nội dung này.
19 giờ tối nay 30/05 theo giờ Hà Nội, lãnh đạo Cộng đồng Kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) sẽ họp thượng đỉnh bất thường tại Ghana, để bàn về tình hình chính trị Mali, quốc gia được cho là có tới 2 cuộc đảo chính chỉ trong vòng 9 tháng. Đáng chú ý, Tân Tổng thống lâm thời Mali, Đại tá Assimi Goita, người mới tuyên thệ nhậm chức cách đây 2 ngày, cũng sẽ có mặt tại cuộc họp.
Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, khai thác thủy sản được xác định là một trong 6 ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sự có mặt thường xuyên của hàng nghìn ngư dân trên những con tàu hàng ngày khai thác hải sản trên các vùng biển của đất nước vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, trước tình hình trên biển có nhiều diễn biến phức tạp như thời tiết, giông bão, sóng gió bất thường và đôi khi còn phải đối mặt với những thử thách, hiểm nguy khác khiến ngư dân gặp không ít khó khăn trong quá trình đánh bắt. Làm thế nào để ngư dân vươn khơi an toàn, hiệu quả, đặc biệt khi mùa mưa bão đang đến gần? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo” nhằm giúp bà con cả nước hiểu rõ hơn hoạt động của các ngành, các lực lượng đối với việc hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng biển, đảo của đất nước. Do dịch bệnh Covid19 đang có diễn biến phức tạp nên chúng tôi kết nối điện thoại với các vị khách mời: Thượng tá Trần Mạnh Chiến, Chủ nhiệm Chính trị, Vùng 4 Hải quân và PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam để cùng trao đổi về vấn đề này.
- “Hải đoàn 129: Phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng” - “Gỡ thẻ vàng EC cần xây dựng nghề cá có trách nhiệm”
- Lực lượng Hải quân Tây Nam sẵn sàng cho ngày hội lớn của đất nước - “Lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá để chống khai thác IUU”; - “Cần quy hoạch không gian biển để phát triển Kinh tế biển xanh”
- Phỏng vấn Chuẩn đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Chính uỷ Vùng 5 Hải quân: Đẩy mạnh tuyên truyền và công tác sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an toàn cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; - “Lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá để chống khai thác IUU”; - “Cần quy hoạch không gian biển để phát triển Kinh tế biển xanh”.
Tối nay,11/05, chính phủ Australia công bố kế hoạch ngân sách 2021-2022 nhằm đưa nước này hồi phục nhanh chóng sau đại dịch. Trong đó tập trung vào việc tạo việc làm và tạo động lực cho nền kinh tế.
Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược đó là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển- trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đột phá về nhân lực và hạ tầng, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vậy làm gì để thực hiện tốt khâu đột phá về thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
“Đoàn kết – Sáng tạo – Vượt khó – Phát triển”, chủ đề của tháng công nhân năm nay, trong đó đảm bảo quyền lợi và quan tâm, chăm lo đời sống công nhân lao động, được các cấp công đoàn triển khai, trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.- Thế giới mất đi 255 triệu việc làm toàn thời gian trong năm qua, gần gấp 4 lần số việc làm bị giảm sút trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.- Nhiều tổ chức, cơ quan truyền thông quốc tế đánh giá cao các biện pháp chống dịch Covid-19 hiệu quả đã hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam phát triển. Trong tháng 4 vừa qua, Việt Nam tăng 4 bậc so với tháng trước đó trong Bảng xếp hạng theo tháng của Bloomberg.- Các địa phương đẩy mạnh công tác truy vết, giám sát, phát hiện sớm người liên quan và người có triệu chứng Covid-19.- Ngày cuối cùng trong tháng Chủ tịch của Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp trực tuyến về tình hình tại Myanmar.- Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca dương tính với viruts Sar Covid-2 trong 1 ngày, trong khi vắc-xin đang thiếu hụt, khiến nước này không thể bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin quy mô lớn cho người trưởng thành từ 1/5.
Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ gửi thư, điện thăm hỏi Tổng thống, thủ tướng Ấn Độ, chia sẻ những khó khăn mà người dân nước này đang phải đối mặt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.- Ở trong nước, Bộ y tế yêu cầu tỉnh Yên Bái rút kinh nghiệm từ việc lây chéo COVID-19 giữa nhân viên và chuyên gia người nước ngoài ở khách sạn Như Nguyệt 2, thành phố Yên Bái.- Ngân hàng Châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay sẽ phục hồi ở mức 6,7% bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 ở các quốc gia lân cận.- Liên tiếp xảy ra sạt lở đất cát trên tuyến đường ven biển của tỉnh Bình Thuận làm mất an toàn và gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.- Cuộc chiến ngoại giao giữa Nga và một số nước Châu Âu, Baltic, chưa có dấu hiệu dừng lại khi Nga trục xuất 7 nhà ngoại giao của các nước Baltic./.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)