Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, hôm nay Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội năm nay và dự kiến năm 2025. Các đại biểu đề nghị tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025 để thích ứng với những thách thức của toàn cầu. Các đại biểu cũng nêu thực tế lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất; đồng thời đề nghị tháo "điểm nghẽn" về thể chế để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 10 và 10 tháng năm 2024, TKV đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Doanh thu toàn TKV đạt bằng 102,5% so với cùng kỳ, than thương phẩm đạt 40,98 triệu tấn. Có được kết quả này là nhờ công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt các đơn vị sản xuất, sàng tuyển, tiêu thụ than theo kế hoạch, chuẩn bị nguồn và tiêu thụ, phối hợp điều hành kế hoạch sản xuất, nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa bão và ổn định sản xuất trở lại. TKV cam kết dự trữ và cung ứng đủ than phục vụ cho sản xuất điện và nền kinh tế trong năm 2024.
Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
“Tạo ra sự cân bằng trong cán cân toàn cầu” – Đó là mục tiêu và thông điệp mà các nhà lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi BRICS muốn đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ngày hôm qua tại thành phố Cadan, Nga. Sự tham gia của khoảng 20.000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, cùng lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế cho thấy BRICS đang trở thành một cơ chế đa phương có ảnh hưởng. Đây cũng là hội nghị đầu tiên của BRICS theo định dạng mở rộng gồm 9 nước - Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc Nam Phi, Iran, Ai Cập, Etiôpia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
9 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP Hải Phòng tăng 9,77% so với cùng kỳ, gấp hơn 1,43 lần bình quân chung cả nước. Để đạt tăng trưởng 11,5-12% theo kế hoạch và nối dài chuỗi tăng trưởng kinh tế 2 con số trong 9 năm qua, thành phố Hải Phòng đang tận dụng dư địa, tiềm năng và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh kế.
Hôm nay, ngày làm việc thứ 2 và cũng là ngày làm việc quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 đang diễn ra tại thành phố Kazan, LB Nga. Các đại biểu tiến hành các phiên họp toàn thể ở cả dạng thức kín và công khai. Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có cuộc gặp làm việc với các lãnh đạo cao cấp và các tập đoàn kinh tế lớn của Nga.
Bất ổn chính trị, xung đột leo thang, kinh tế tăng trưởng chậm do áp lực lạm phát, nợ công các chính phủ tăng nhanh và tác động cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ” – đây là những vấn đề đang phủ bóng Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới diễn ra tại thủ đô Wáhington, Mỹ. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và thách thức như vậy, những dự báo, triển vọng nào cho nền kinh tế thế giới, khi Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cũng đã đưa ra cảnh báo về một tương lai khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu trong trung hạn.
Vượt qua nhiều khó khăn, 9 tháng năm nay nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực, với tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng tăng 6,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ kết quả này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra kịch bản điều chỉnh- gọi là “kịch bản cao”, phấn đấu tăng trưởng quý 4/2024 khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%. Mục tiêu này đã được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ, do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày hôm qua, 21/10. Câu chuyện Thời sự hôm nay, chúng ta cùng nhìn nhận về những yếu tố góp phần làm nên kết quả tăng trưởng 9 tháng qua; những khó khăn, thách thức cần hóa giải, tháo gỡ, cùng những khuyến nghị chính sách, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm, tạo đà “tăng tốc” cho năm 2025 – năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025. Vị khách mời bàn luận câu chuyện thời sự là TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam so với đánh giá trước đó.
"Tăng trưởng xanh để phát triển bền vững" là nội dung được nhấn mạnh tại Diễn đàn xanh và triển lãm kinh tế xanh năm 2024 với chủ đề "Kiến tạo lương lai xanh" diễn ra sáng 21/10 tại TP.HCM. Diễn đàn do Eurocham phối hợp với Bộ Công thương tổ chức, diễn ra từ ngày 21- 23/10. Dự Diễn đàn có ông Bùi Thanh Sơn- Phó Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Đang phát
Live