Chủ động bám sát diễn biến thị trường - doanh nghiệp dệt may gia tăng đơn hàng.- Khẳng định ưu thế hàng Việt Nam.- Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm - Ghi nhận tại 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
Năm qua, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được đà tăng trưởng và là một “điểm sáng” trong “bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu, được quốc tế ghi nhận, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, khai thác hiệu quả thị trường trong nước với 100 triệu dân luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1163 ngày 13 tháng 7 năm 2021 đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới”. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) tại Quyết định số 386 phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.
Chúng ta đang ở những thời khắc cuối cùng của năm Quý Mão, đón chờ năm Giáp Thìn mới đến. Năm 2023 vừa qua, là một năm đầy khó khăn của kinh tế Việt Nam khi thách thức kéo dài, nhiều hơn cơ hội, xuất phát từ bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa hồi sức hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, chỉ số lạm phát ở nhiều nước tăng cao cùng xung đột chính trị cục bộ. Một trong những điểm sáng trong những năm gần đây, tôi muốn nhắc đến là sự vươn lên mạnh mẽ của hàng Việt Nam cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã lan toả và có sức hút đặc biệt từ miền xuôi lên vùng đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Hệ thống thương vụ và các doanh nghiệp Việt kiều đã làm cầu nối hiệu quả đưa hàng Việt nam chinh phục những thị trường khó tính. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế cuối năm Quý Mão, mời quí vị và các bạn cùng chúng tôi nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tạo dựng thương hiệu- nâng tầm, kết tinh giá trị Việt ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.
Cần chính sách hỗ trợ để phát huy tinh thần tự lực tự cường của kinh tế tập thể.- Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác, tận dụng hiệu quả cơ hội của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA).- Thị trường hàng hóa ngày Giáp Tết: Sức mua tăng - hàng hóa dồi dào.
Nhằm bình ổn thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để người dân mua sắm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Bộ Công Thương đang triển khai chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2023. Chương trình có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, đơn vị phân phối, siêu thị bán lẻ với hàng nghìn sản phẩm được giảm giá sâu trong mùa mua sắm lớn nhất trong năm.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" OCOP được triển khai và lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp ở 63 tỉnh, thành, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. Chương trình tạo ra sức hút và lan toả cho sự phát triển, đầu tư du lịch trong cả nước, thúc đẩy sản xuất đạt chất lượng, an toàn thực phẩm, sản xuất xanh, phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP hơn nữa, cần phải thay đổi cách tiếp cận và có những hướng đi mới.
Thị trường trong nước được coi là điểm sáng của nền kinh tế bởi trong khi rất nhiều lĩnh vực gặp khó khăn thì 11 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng khoảng 9,6%. Từ nay đến cuối năm và Tết Nguyên đán 2014, nhiều chương trình kích cầu, bình ổn thị trường, gắn liền với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang và sẽ tiếp tục được triển khai để đáp ứng nhu cầu có thể gia tăng của người dân.Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Giải pháp kích cầu tiêu thụ hàng Việt Nam cuối năm.” Khách mời là ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực Miền Bắc, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op).
Thị trường trong nước được coi là điểm sáng của nền kinh tế bởi trong khi rất nhiều lĩnh vực gặp khó khăn thì 11 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng khoảng 9,6%. Kết quả này là sự nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương cũng như các địa phương, doanh nghiệp trong triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng. Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng quan trọng.
Sau gần 15 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả. Hàng Việt được quảng bá rộng khắp, các kênh phân phối, tiêu thụ ngày càng phát triển, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận. Việc kết nối cung cầu hàng hóa đã hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và hàng công nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề. góp phần bình ổn thị trường. Tuy vậy, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, những cam kết trong các hiệp định thương mại về lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, cùng với xu hướng tiêu dùng xanh, phát triển bền vững, đang đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức mới, cạnh tranh gay gắt.Trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp nước ta nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, hàng hóa có thương hiệu chưa nhiều. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt” với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt-phát triển hơn nữa thị trường trong nước, với sự tham gia của khách mời là ông Vũ Xuân Trường, giảng viên Đại học Thương mại, chuyên gia Thương hiệu - Viện Nghiên cứu Chiến lược cạnh tranh và Thương hiệu.
Đang phát
Live