Đừng chia rẽ nhân dân với lực lượng công an bằng những nét vẽ vụng về, xấu xí.- Thuận lợi và thách thức để Việt Nam tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.- Những vấn đề đặt ra với Chính phủ Mỹ khi vừa thoát nguy cơ đóng cửa, lại “nóng” vấn đề liên quan đến viện trợ cho Ucraina.
Dự và phát biểu tại Hội nghị đại biểu Nhà văn lão thành lần thứ nhất, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Đất nước đang cần tiếng nói trung thực, quả cảm từ các nhà văn trong cuộc đấu tranh với lòng tham lam, sự giả dối, sự tàn phá thiên nhiên, tàn phá văn hóa, đi ngược xu thế thời đại.- Chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng và tăng tốc phát triển công nghiệp.- Trung Quốc ghi nhận hoạt động nhà máy tăng lần đầu tiên sau 6 tháng. Đây là một trong những chỉ số báo hiệu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bắt đầu ổn định.
Dù đạt được những kết quả tích cực, song ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao... Vấn đề này được đề cập dưới những góc nhìn của các chuyên gia, doanh nghiệp tại Tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ” do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Phát triển theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, xanh bền vững là xu hướng được quan tâm nhiều hiện nay để thu hút nguồn đầu tư chất lượng và cải thiện hiệu quả kinh tế. Việt Nam từ rất sớm đã nhận diện cơ hội và đưa ra chiến lược phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải cacbon…Trong đó, nhiều khu công nghiệp (KCN) ở TP.HCM đã từng bước chuyển đổi sản xuất, kinh doanh sang kinh tế tuần hoàn, xanh hóa để phát triển bền vững. Nguyễn Quang – Phóng viên thường trú TP.HCM có bài đề cập vấn đề này:
Để đảm bảo duy trì nguồn điện sản xuất không bị gián đoạn trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện vẫn tiềm ẩn, thì điều chỉnh phụ tải (DR) là một trong những giải pháp tối ưu. Nhiều khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai đã tham gia thực hiện tốt việc điều chỉnh phụ tải điện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.- Khởi công khu công nghiệp VSIP Cần Thơ giai đoạn 1 tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng.- Ít nhất hơn 400 người thương vong trong trận động đất mạnh 7 độ rích-te xảy ra tối qua ở Maroc.- Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền Kinh tế Phát triển và Mới nổi hàng đầu thế giới (G20) khai mạc hôm nay tại thủ đô Niu Đê-li (New Delhi) Ấn Độ, sẽ thảo luận và thống nhất ưu tiên chính sách trong nhiều vấn đề quan trọng của thế giới, từ biến đổi khí hậu, gánh nặng nợ của các nước nghèo, thương mại, năng lượng, chống tham nhũng ...- Phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc về ý nghĩa quan trọng trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu từ ngày mai.
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Ngày mai 9/9, Cần Thơ sẽ khởi công khu công nghiệp VSIP Cần Thơ giai đoạn 1 với số vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, tương đương gần 160 triệu USD. Đây là khu phức hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ hậu cần với tiêu chí sạch, xanh, bền vững.
Hôm nay, 06/09/2023, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (TKNL), Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tiếp tục phát động 3 giải thưởng toàn quốc về sử dụng hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng năm 2023, bao gồm: Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp; Giải thưởng hiệu quả trong các công trình xây dựng & Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất. Các hồ sơ xuất sắc nhất của hạng mục TKNL trong công nghiệp và công trình xây dựng sẽ được lựa chọn dự thi Giải thưởng TKNL ASEAN.
Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Nhật Bản. Song để đáp ứng được yêu cầu, doanh nghiệp trong nước cần nâng cao chất lượng, cung cấp nguyên liện, linh phụ kiện ổn định…Điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực của ngành này, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các đối tác.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live