TP.HCM có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm hơn 32% sản lượng công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng góp khoảng 16% quy mô sản xuất công nghiệp cả nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố chưa phát huy hết tiềm năng, mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu sản xuất tại nội địa. Việc xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao được kỳ vọng tạo sức bật mới cho ngành công nghiệp này phát triển.
Để ngành công nghiệp hỗ trợ phát huy hết tiềm năng, cần xây dựng hệ thống kinh tế tuần hoàn theo hướng công nghiệp sinh thái. Đây là nội dung tại hội thảo Quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý Khu Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng Công nghệ cao do Sở công thương TP.HCM tổ chức sáng 24/12.
Từ nay đến năm 2030, Tổng Liên đoàn lao động VN phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ đẩy mạnh các cơ chế chính sách phát triển các trường mầm non, tiểu học tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra tại Lễ ký kết giữa hai đơn vị chiều tối nay tại Hà Nội.
Hiện nay, cả nước có khoảng 4 triệu 800 nghìn công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó hơn 70% đang thuê trọ trong các khu nhà người dân tự xây. Nhà trọ tạm bợ, diện tích nhỏ, thiếu các tiện ích tối thiểu, giá cả thuê trọ lại bấp bênh khiến công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, có tới hơn một nửa trong số này có nhu cầu về nhà ở ổn định để công nhân an tâm gắn bó lâu dài với công ty, với khu công nghiệp. Thế nhưng các khu công nghiệp, các địa phương trên cả nước mới chỉ đáp ứng chỗ ở được khoảng 330 nghìn lao động. Con số này, một lần nữa nhắc lại những trì trệ trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân vốn đã được đặt ra từ rất lâu, trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc làm này càng trở nên cấp bách sau đợt dịch covid 19 bùng phát vừa qua. Cùng khách mời là ông Lê Văn Nghĩa, Quyền Trưởng ban Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất: an cư để lạc nghiệp.- Mô hình trạm y tế lưu động ở Sóc Trăng bước đầu phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà.
“Trung hòa khí thải carbon để bảo vệ môi trường” là mục tiêu của nhiều quốc gia, trong đó nhiều nước hướng tới phát thải ròng bằng 0 trong vài thập kỷ tới. Là quốc gia phát thải khí nhà kính đứng thứ 8 trên thế giới, Indonesia gần đây đã đưa ra mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn. Để thực hiện mục tiêu này chính quyền của T ổng thống Joko Widodo đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó tiến tới một nền công nghiệp dựa vào năng lượng sạch.
Hiện nay, cả nước có khoảng 4 triệu 800 nghìn công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó hơn 70% đang thuê trọ trong các khu nhà người dân tự xây. Nhà trọ tạm bợ, diện tích nhỏ, thiếu các tiện ích tối thiểu, giá cả thuê trọ lại bấp bênh khiến công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy có tới hơn một nửa trong số này có nhu cầu về nhà ở ổn định để an tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Thế nhưng các khu công nghiệp, các địa phương mới chỉ đáp ứng chỗ ở được khoảng 330.000 lao động.- Con số này, một lần nữa nhắc lại những trì trệ trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân vốn đã được đặt ra từ lâu, trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Vấn đề này càng trở nên cấp bách sau đợt dịch covid 19 bùng phát vừa qua. Ông Lê Văn Nghĩa, Quyền Trưởng ban Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận về câu chuyện này.
TP.HCM cần ban hành quy chế y tế tại các Khu cách ly tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Đó là kiến nghị của Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM với lãnh đạo TP trước tình hình số công nhân mắc COVID-19 có dấu hiệu gia tăng.
Theo Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh, tình hình dịch bệnh tại nhiều quận huyện đang có chiều hướng gia tăng, nhất là địa bàn có nhiều khu công nghiệp. Các huyện như Nhà Bè, Cần Giờ đã chuyển cấp độ dịch từ cấp 2 - màu “vàng” (nguy cơ thấp) sang cấp độ 3 - màu “cam” (nguy cơ cao).
3 ngày qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận 72 ca mắc Covid-19, trong đó có 27 ca cộng đồng. Đáng lưu ý nhiều ca mắc Covid-19 ghi nhận tại 2 công ty may mặc ở 2 khu công nghiệp. Đó là, Công ty Scavi Huế, Khu công nghiệp Phong Điền nơi có 7.000 công nhân làm việc và Công ty HBI Huế, Khu Công nghiệp Phú Bài có 7.200 công nhân.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live