- Phát triển nhà ở xã hội - Cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương - Xuất, nhập khẩu 4 tháng đầu năm sụt giảm mạnh: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu - Mô hình phát triển nào cho ngành công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh?.
TP.HCM có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) với tổng diện tích 3.900ha, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 80%. Các KCX-KCN đã thu hút được hơn 1.680 dự án, giá trị xuất khẩu mỗi năm đạt khoảng 7 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hơn 280.000 lao động. Tuy nhiên, hiện nay nhiều KCX-KCN cũng bộc lộ hạn chế. TP.HCM đang lấy ý kiến doanh nghiệp, chuyên gia để xây dựng Đề án“Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030 và và tầm nhìn 2050”.
Nhiều năm nay, quỹ đất sạch trong các khu công nghiệp hiện hữu của TP.HCM và một số tỉnh Đông Nam bộ, như: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước gần như đã hết, gây khó khăn cho doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư và cả doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Cùng với đó là tình trạng các cơ sở sản xuất công nghiệp xen cài trong khu dân cư muốn nâng cấp hoặc xây mới nhà xưởng để thay đổi công nghệ, phát triển sản xuất cũng rất khó do không được luật định, không có quy định xây dựng nhà xưởng như thế nào. TP.HCM và các tỉnh đang thực hiện một số biện pháp như: xây dựng nhà xưởng cao tầng trong khu công nghiệp, lên kế hoạch mở khu mới, đồng thời ghi nhận kiến nghị về luật, quy định, đề xuất Chính phủ bổ sung, tháo gỡ. Loạt 2 bài “Thủ phủ công nghiệp mong có đất sạch để thu hút đầu tư” của nhóm phóng viên thường trú TP.HCM đề cập vấn đề này. Mời quý vị và các bạn nghe bài 1 phản ánh tình trạng “khát” đất công nghiệp ở nhiều nơi tại Đông Nam bộ.
- Để gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội phát huy hiệu quả; - Để mất vị trí "động lực dẫn dắt tăng trưởng": Công nghiệp phải làm gì?; - Phỏng vấn ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp địa phương nhìn từ thực tế kết quả quý đầu năm 2023.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.
Thị trường bất động sản đang phục hồi sau nhiều chính sách tháo gỡ của Chính phủ.* Sản xuất công nghiệp địa phương giảm - cần giải pháp tháo gỡ kịp thời.* Hà Nội sẽ xử lý như thế nào với 700 dự án chậm triển khai?
Cùng nhau hội tụ tại thị trấn nghỉ dưỡng Karuidawa, tỉnh Nagano, miền Trung Nhật Bản từ ngày 16-18/4, các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang đối diện với hàng loạt thách thức và khó khăn. Đó là cuộc xung đột Nga-Ucraina, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, các vấn đề địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như an ninh năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu…Hội nghị Ngoại trưởng G7 với sự tham dự của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Canada, Italia và Liên minh châu Âu (EU), còn nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra ở thành phố Hiroshima vào tháng 5 tới. Phóng viên Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản thông tin rõ hơn về Hội nghị quan trọng này.
Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong quý 1/2023 đã giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong suốt 12 năm trở lại đây (giai đoạn 2011-2023). Đáng lưu ý, công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm tới hơn 85% kim ngạch XK - đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế trong quý đầu năm - khi tế giá trị tăng thêm của ngành giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; sản xuất của một số ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực suy giảm mạnh, chỉ số tồn kho toàn ngành tăng cao. Đã đến lúc phải nhìn rõ vai trò của các ngành công nghiệp cơ bản, nền tảng trong phát triển bền vững nền kinh tế.
Năm 2022, thành phố Đà Nẵng cấp mới 42 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cao hơn năm 2021 là 34 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký chỉ đạt gần 70 triệu USD, bằng một nửa so với năm 2021. Quý I năm nay, thành phố Đà Nẵng cấp mới 28 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 4,5 triệu USD. Tình hình thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng liên tục giảm. Trong khi đó, một số tỉnh, thành khác cũng được xác định là thành phố động lực của vùng như Đà Nẵng đều tăng cả về số dự án và số vốn. Khắc phục tình trạng này, thành phố Đà Nẵng xác định sẽ mở rộng, hoàn thiện các Khu Công nghiệp mới để thu hút đầu tư FDI.
Quý I/2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023. Có tới 15 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm so với cùng kỳ năm trước. 4 trung tâm phát triển công nghiệp là Bắc Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc tăng trưởng âm trong quý 1/2023. Đáng lưu ý, công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm tới hơn 85% kim ngạch XK - đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế trong quý đầu năm - khi sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm mạnh, chỉ số tồn kho toàn ngành tăng cao. Vậy đâu là giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như tăng trưởng công nghiệp trong các quý tiếp theo? PV Nguyên Long phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về nội dung này:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live