Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát một số dự án hạ tầng, công nghiệp lớn và mô hình nhà thu nhập thấp tại Bình Định.- Ghi nhận của ý kiến của chuyên gia và người dân về cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhan đề: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”.- Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thảo luận các vấn đề trọng tâm, trong đó đánh giá kết quả thực hiện Đồng thuận 5 điểm về vấn đề Myanmar.- Trung Quốc kêu gọi Mỹ liên lạc kịp thời và tránh đánh giá sai trong sự cố khinh khí cầu.
Thành phố Hà Nội đề nghị các quận khẩn trương di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D để sớm tổ chức lựa chọn chủ đầu tư.- Sau Tết, nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM đẩy mạnh tuyển dụng để bù đắp nhân sự thiếu hụt nhân lực.- Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khai mạc sáng nay tại Indonexia.- Quan hệ Mỹ - Trung thêm sóng gió sau vụ khinh khí cầu của Trung Quốc bay vào lãnh thổ Mỹ.- Giới chức Liên minh châu Âu EU lần đầu tiên cảnh báo rủi ro từ ChatGPT và cho biết sẽ áp đặt các quy định mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo./.
Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) diễn ra hôm nay (4/2) tại Thủ đô Gia-các-ta (Jakarta), Indonesia. Đây là cơ hội để Bộ trưởng các nước ASEAN thảo luận, thống nhất về hướng đi của khối; đưa ra giải pháp củng cố đoàn kết nội khối và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Tại lễ trao giải báo chí Búa liềm vàng lần thứ 7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: Những tác phẩm báo chí đã tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần xây dựng Đảng.- 40 ứng viên quốc tế đã có mặt tại Việt Nam để chuẩn bị cuộc thi Hoa hậu Sắc đẹp Quốc tế Miss Charm.- Ngoại trưởng Antony Blinken hoãn chuyến thăm Trung Quốc sau vụ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị phát hiện trong lãnh thổ Mỹ.- Hội nghị hẹp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN sẽ diễn ra trong ngày hôm nay tại Indonexia
Trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN 2023 tại thành phố Yogyarkata, đoàn Việt Nam tích cực đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá điểm đến Việt Nam hấp dẫn, mở cửa hoàn toàn, sẵn sàng chào đón khách du lịch quay trở lại, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối lại với các đối tác và thị trường, góp phần thúc đẩy phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay chính thức khởi động nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023 tại một buổi lễ ở khu vực trung tâm thủ đô Jakarta. Buổi lễ có sự tham dự của Ngoại trưởng Retno Masudi, nhiều quan chức chính phủ, Đại diện Phái đoàn thường trực các nước Đông Nam Á tại ASEAN cùng hàng nghìn người dân Indonesia.
Indonesia bắt đầu khởi động một năm bận rộn ở cương vị Chủ tịch ASEAN 2023. Trong bài phát biểu nhấn mạnh những ưu tiên lớn trong chính sách đối ngoại năm nay, Ngoại trưởng Indonesia Rét-nô Ma-su-đi khẳng định Indonesia sẽ tăng cường vai trò của mình trong việc giải quyết các thách thức địa chính trị hiện nay, cả khu vực và quốc tế cũng như đưa ra các ưu tiên hành động trên cương vị Chủ tịch ASEAN. Thực tế, ASEAN được nhận định vẫn là một trong những khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong năm nay song những thách thức về địa chính trị và an ninh luôn tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Vì thế với vai trò dẫn dắt và đưa ASEAN trở thành “tâm điểm của tăng trưởng”, Indonesia cần vạch ra những ưu tiên và định hướng cho hàng trăm cuộc họp của ASEAN trong năm nay.
Trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khu vực ASEAN vẫn ghi nhận những điểm sáng về kinh tế, tăng trưởng, xây dựng cộng đồng... Đây là nhận định chung của các đại biểu tham dự cuộc họp liên bộ, ngành tổng kết hoạt động ASEAN trong năm 2022, do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức sáng nay (9/1).
Bước sang năm 2022, các nước ASEAN mặc dù tiếp tục đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 nhưng nhiều kế hoạch đã được đặt ra nhằm thích ứng với một giai đoạn mới, trong đó phát triển du lịch là một trong những lịch vực ưu tiên cần thúc đẩy với nhiều giải pháp linh hoạt và sáng tạo ở các nước.
- Các nước ASEAN chuẩn bị sẵn sàng để Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ 1/1 tới. - Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Hiệp định RCEP đi vào hoạt động
Đang phát
Live