Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phát triển sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quy hoạch đô thị trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, gắn với phát triển kinh tế biển.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các điểm nghẽn như cơ chế, quy hoạch, hạ tầng, khoa học-công nghệ…đang được Trung ương, tỉnh Khánh Hòa từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện để Khánh Hòa phát triển kinh tế biển. Khánh Hòa đang trở thành một trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Hôm nay, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi ECOWAS triệu tập phiên họp khẩn tại Nigeria để tìm thảo luận các bước đi tiếp theo đối với cuộc khủng hoảng tại Niger. Sau thời hạn chót mà ECOWAS đưa ra cho Niger để khôi phục quyền lực cho Tổng thống Ba-zum, câu hỏi quan trọng nhất lúc này là ECOWAS sẽ xúc tiến can thiệp quân sự vào Niger như đã từng làm với nhiều quốc gia trong quá khứ hay tìm kiếm giải pháp ngoại giao. Theo giới phân tích, với sự chia rẽ trong nội bộ ECOWAS cũng như giữa các quốc gia châu Phi không phải thành viên của tổ chức này, giải pháp quân sự được xem là lựa chọn cuối cùng. Nhưng trong bối cảnh chính quyền quân sự tại Niger đang tỏ ra cứng rắn và từ chối mọi nỗ lực tiếp xúc ngoại giao, ECOWAS phải tính toán cách tiếp cận của mình như thế nào?
Được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bắc Kạn nhưng lâm nghiệp đang gặp không ít khó khăn do địa hình đồi núi chia cắt khiến chi phí đầu tư tăng cao. Để gỡ khó, Bắc Kạn đã đầu tư hàng trăm km đường lâm nghiệp theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, qua đó phần nào gỡ “điểm nghẽn” cho kinh tế rừng của địa phương.
Từng là cường quốc xuất khẩu của thế giới, song nền kinh tế Đức hiện đang có dấu hiệu bị chững lại. Trong hai quý liên tiếp, sản lượng kinh tế của Đức đều giảm xuống, khiến các nhà kinh tế gọi là “suy thoái kỹ thuật”. Trong quý gần đây nhất, tất cả các chỉ số kinh tế quan trọng đều cho thấy sự suy giảm. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thậm chí còn dự báo Đức sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất trên phạm vi toàn cầu bị thu hẹp trong năm nay. Nhiều cuộc khủng hoảng gần đây đã bộc lộ những điểm yếu trong mô hình kinh doanh của quốc gia này. Để tìm hiểu rõ hơn những “cơn gió ngược” đang làm lung lay vị thế cường quốc xuất khẩu của Đức, phóng viên Anh Tuấn – thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.
Nhận diện sự thật: Nhận diện mưu đồ lợi dụng vụ án “chuyến bay giải cứu” để chống phá Đảng, Nhà nước.- Mạnh giàu từ biển quê hương: Khát vọng xây dựng quốc gia giàu từ biển.- Lạng Sơn triển khai cấp cửa khẩu số thành Cửa khẩu thông minh: Thúc đẩy kinh tế biên mậu.- Những “cơn gió ngược” nào cản trở kinh tế Đức?
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Iran, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Ebrahim Raisi, tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Iran-Việt Nam và tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Tê-hê-ran.- Nước ta đã chi 5 tỷ đôla để nhập xăng dầu trong 7 tháng qua, tăng hơn 60% cùng kỳ năm ngoái để đảm bảo nguồn cung, khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn tạm dừng bảo dưỡng.- Đăk Nông công bố tình trạng 'thiên tai khẩn cấp' để xử lý các sự cố không theo quy trình.- Để ngăn ngừa và hạn chế sạt lở, lũ quét xảy ra liên tiếp thời gian qua, Chính phủ yêu cầu các địa phương thanh tra, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ rừng, trong đó có hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng.- Chính quyền quân sự Ni-giê từ chối tiếp đón phái đoàn của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi vì lý do "an ninh", khi căng thẳng giữa hai bên gia tăng.- Trung Quốc phân bổ thêm hơn 100 triệu đôla Mỹ hỗ trợ ngành nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng do mưa bão.
Đến năm 2030, Việt Nam phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển. Trong đó, Kinh tế hàng hải đứng thứ 2 theo thứ tự ưu tiên, sau nhóm ngành Du lịch và dịch vụ biển, trước nhóm ngành Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác… Đây là mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…Thực tiễn cho thấy, hệ thống cảng biển và logistics Việt Nam đã và đang góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế đất nước...
Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sáng nay (6/8), tại Hà Nội, Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 7 khai mạc với chủ đề “Trẻ em tham gia xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em”. Diễn đàn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy Ban văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Đang phát
Live