Hơn 80% bệnh nhân mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, gần tuần qua chúng ta chưa ghi nhận ca mắc mới. Đây cũng là kết quả sau 2 đợt cao điểm thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội. Với quan điểm kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội, các địa phương cần có những hoạt động ra sao để vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo được đời sống cho người dân. PV Thúy Ngà phân tích.
Không chỉ có những công ty, doanh nghiệp đang tìm cách trụ được hoặc vực dậy sản xuất kinh doanh, cũng không chỉ có những công ty, doanh nghiệp đang biết biến nguy thành cơ – với sức bật mạnh mẽ trong giai đoạn nhiều khó khăn hiện tại; thương trường còn ghi nhận nhiều doanh nhân-doanh nghiệp tiềm năng khi họ đã sớm vận dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất kinh doanh. Sức sáng tạo của họ đang được kỳ vọng không chỉ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thời hậu dịch, mà sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với công cuộc số hóa. Đó là các cá nhân, doanh nhân trẻ với những dự án - những công ty khởi nghiệp dựa trên “nền tảng số”:
- Kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất.- Lo ngại suy giảm kinh tế toàn cầu do đại dịch covid-19.
"Chung sống an toàn để phát triển"- đó là thông điệp mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã nhấn mạnh 4 an toàn trong thời điểm này, đó là sản xuất an toàn, đi lại an toàn, đến trường an toàn và khám chữa bệnh an toàn. Vậy, sự điểu chỉnh ấy sẽ được thực hiện như thế nào? Người dân, doanh nghiệp sẽ thích ứng ra sao? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của khách mời là ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và bà Phạm Ngọc Thủy, Phó GĐ Thường trực Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
Với việc 6 ngày qua cả nước không ghi nhận thêm ca nhiễm mới cho thấy, dịch Covid 19 có dấu hiệu lắng xuống. Trong cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 hôm 20/4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn, cần phải nới lỏng từng bước cấp độ các biện pháp phòng chống dịch, nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không xảy ra tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.- Trên thế giới, nhiều nước dù số ca lây nhiễm vẫn tăng mạnh, nhưng đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế khôi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, bài học từ một số nước sau khi nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch thì số ca nhiễm lại tăng mạnh trở lại là căn cứ để chúng ta phải xem xét để có những bước đi thật cẩn trọng, chắc chắn. Vậy, làm sao có thể khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội mà vẫn kiểm soát tốt dịch Covid 19?
- Hạn chế bất cập do Covid-19, nhiều công đoạn quản trị kinh doanh đang được số hóa.- Nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều công ty khởi nghiệp tiềm năng dựa trên nền tảng số.- Định hướng kinh tế số Việt Nam: vẫn cần nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý.
- Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, tăng giá trái pháp luật, phá thị trường. Về giá thịt lợn, Thủ tướng yêu cầu 3 bộ Công Thương, Nông nghiệp và Công an vào cuộc, phải đưa giá xuống mức khoảng 60.000 đồng/kg ngay trong tháng tới.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị làm rõ mức chi tối thiểu 2% ngân sách cho sự nghiệp môi trường.- Tiếp tục có thêm những ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, trong khi đó, đã 5 ngày rưỡi nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới.- Phỏng vấn GS.TS Vũ Dương Huân, Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao làm rõ việc Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền lịch sử tại Hoàng Sa và Trường Sa. Dư luận Quốc tế cho rằng hành vi của Trung Quốc là hết sức nguy hiểm.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, việc nhiều quốc gia dỡ bỏ tình trạng phong tỏa quá sớm sẽ dẫn tới làn sóng tái bùng phát dịch bệnh Covid-19.- Chương trình Lương thực thế giới cảnh báo sẽ có 265 triệu người trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng đói nghèo do dịch bệnh Covid-19 kéo dài.- Giá dầu thế giới đã bật trở lại lên trên 0 USD/thùng, sau khi rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử, trong phiên mở cửa sáng nay.
- Ngày thứ 5, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nào.- Bình Thuận có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét đưa địa phương này ra khỏi nhóm tỉnh có nguy cơ cao về dịch Covid-19.- Hơn 300.000 học sinh THCS và THPT tại tỉnh Thanh Hóa đã trở lại lớp học vào sáng 21/4.- Sẽ có 45.000 phần quà tặng người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại Siêu thị Hạnh Phúc không đồng đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh.- Đến chiều 21/4, thế giới ghi nhận hơn 2 triệu 500 nghìn người mắc Covid-19.- 193 nước thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về dịch Covid-19.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, lệnh dỡ bỏ phong tỏa phải được thực hiện dần dần để tránh tái bùng phát dịch Covid-19.
Hôm nay (21/4), tại Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu và các thành viên Ủy ban Đối ngoại dự cuộc họp trực tuyến do Ủy ban hợp tác liên nghị viện Hạ viện Indonesia tổ chức liên quan đến chủ đề hợp tác quốc tế chống đại dịch Covid-19. Cuộc họp có sự tham gia của các quốc gia: Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam và Indonesia. Tin của phóng viên Kim Thanh.
“Bao giờ cuộc sống trở lại bình thường?” có lẽ là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất sau khi hàng loạt chính phủ trên thế giới triển khai biện pháp phong tỏa và hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Đến nay, chưa có quốc gia nào công bố thời điểm dỡ bỏ các biện pháp này, nhưng đã có một số nước bắt đầu nới lỏng một vài biện pháp giảm áp lực cho nền kinh tế. Thực tế này cũng đang đặt ra bài toán khó trong việc đảm bảo cân bằng vừa chống dịch, vừa khôi phục hoạt động kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới.
Đang phát
Live