Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người nhập cư chưa từng có kể khi nhậm chức hồi đầu năm 2021. Lời hứa về một chính sách nhập cư nhân đạo đang đẩy Tổng thống Joe Biden vào thế khó khi số lượng người di cư bất hợp pháp vào Mỹ tăng cao kỷ lục. Nhà lãnh đạo Mỹ đang thúc đẩy Quốc hội nhanh chóng thông qua các biện pháp cải cách toàn diện để giải quyết vấn đề di cư ở khu vực biên giới.
Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú khi hàng trăm nghìn con rùa con thuộc loài rùa sông Nam Mỹ lên bờ làm tổ, đẻ trứng mùa sinh sản dọc theo sông Guapore/Intenez ở biên giới Braxin- Bôlivia.
Sáng nay theo giờ Việt Nam, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua dự luật cấm bán dầu từ kho dự trự dầu mỏ chiến lược cho Trung Quốc. Đây là một trong những dự luật đầu tiên do đảng Cộng hòa giới thiệu kể từ khi nắm thế đa số tại Hạ viện. Nếu được Thượng viện chấp thuận và Tổng thống Joe Biden ký phê chuẩn, động thái có nguy cơ đẩy căng thẳng giữa Mỹ- Trung leo thang hơn nữa.
Trong khuôn khổ chuyến công du loạt nước thuộc nhóm G7, dự kiến hôm nay (13/01), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington. Có thể nói, Mỹ là chặng dừng chân cuối cùng nhưng đáng chú ý nhất trong các điểm đến gồm có Pháp, Italia, Anh, Canada; cũng là chuyến thăm đầu tiên đến quốc gia đồng minh thân thiết của Nhật Bản kể từ khi ông Kishida Fumio nhậm chức. Củng cố sức mạnh liên minh Mỹ - Nhật theo hướng hiện đại hóa mối quan hệ trong bối cảnh mới là mục tiêu trọng tâm của Thủ tướng Kishida Fumio, nhằm hướng tới hiện thực hóa một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”
Hạ viện Mỹ vừa thông qua gói quy tắc xác định cách thức đảng Cộng hòa sẽ điều hành Hạ viện trong hai năm tới. Diễn ra sau một tuần hỗn loạn nhất từ trước đến nay tại Hạ viện, việc thông qua gói quy tắc này được đánh giá là phép thử lập pháp đầu tiên với ông Kevin McCarthy – người đã phải trải qua tới 15 vòng bỏ phiếu đầy kịch tính trong vòng 4 ngày để trở thành tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Ông Kevin McCarthy đã phải nhượng bộ rất nhiều trước một nhóm các thành viên bảo thủ trong nội bộ đảng Cộng hòa, chấp nhận giảm bớt vai trò cá nhân và nhường quyền lực cho những thành viên cực đoan nhất trong đảng. Bởi thế, dù đã vượt qua được “phép thử” đầu tiên, giới phân tích nhận định rằng ông Kevin McCarthy vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc điều hành hoạt động của Hạ viện Mỹ trong thời gian tới.
Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ gồm 3 nước Mỹ, Mexico và Canada khai mạc tại Mexico hôm nay. Hội nghị 2 ngày này tập trung bàn thảo một loạt những vấn đề quan trọng đối với khu vực như: vấn đề di cư, biến đổi khí hậu, cạnh tranh kinh tế… Trong bối cảnh các nước đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19, việc 3 quốc gia Bắc Mỹ thúc đẩy quan hệ hợp tác là điều dễ hiểu. Song muốn vậy, họ phải tìm lời giải cho những vấn đề gai góc và khơi thông những cơ hội hợp tác mới. Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc phân tích vấn đề này.
Trong cuộc đua tìm ra Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nghị sỹ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đã phải trải qua 15 cuộc bỏ phiếu trong vòng 1 tuần liên tiếp với rất nhiều nhượng bộ, để có thể giành được chiếu thắng tối thiểu. Đây là lần đầu tiên trong hơn một 100 năm qua, Hạ viện Mỹ không thể bầu được Chủ tịch trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Điều này không chỉ cho thấy uy tín của ông McCarthy chưa đủ thuyết phục đối với phe đa số ở Hạ viện mà còn là sự chia rẽ khó có thể khỏa lấp trong nội bộ của Đảng Cộng hòa.
Sau 15 vòng bỏ phiếu, ông Kevin McCarthy cuối cùng cũng đã đắc cử trở thành Chủ tịch mới của Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát. Tuy nhiên, sau nhiều nhượng bộ với các nghị sĩ theo đường lối cứng rắn, nhiệm kỳ của tân Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tiến trình bầu cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập hợp đủ số phiếu cần thiết. Tại mỗi vòng bỏ phiếu, các hạ sĩ của đảng Cộng hòa lại đưa ra một ứng cử viên đối đầu nhằm “pha loãng” số phiếu của ông Kevin McCarthy, ngăn cản ông đạt được 218 phiếu cần thiết để trở thành Chủ tịch Hạ viện mới kế nhiệm bà Nan-xi Pê-lô-xi. Trong lịch sử nước Mỹ, cuộc bầu cử Chủ tịch Hạ viện gần đây nhất phải bầu nhiều lần là năm 1923 khi Hạ nghị sỹ khi Phrê-đê-rích Ghi-lét của đảng Cộng hòa cần tới 9 vòng bầu mới trúng cử. Như vậy, đây là lần đầu tiên sau đúng 100 năm, Hạ viện Mỹ lại không thể bầu được Chủ tịch trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Đảng Cộng hòa từng trải qua một kỳ bầu cử không mấy dễ dàng để giành lại quyền kiểm soát từ tay đảng Dân chủ, vậy điều gì khiến nội bộ đảng lại chia rẽ như vậy trong việc bầu chọn Chủ tịch Hạ viện?
Sau 6 vòng bỏ phiếu trong 2 ngày qua, Hạ viện Mỹ hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát vẫn chưa bầu được chủ tịch mới, khi ứng viên hàng đầu McCarthy không giành được số phiếu cần thiết để đắc cử. Đây là lần đầu tiên trong 100 năm qua, nước Mỹ không bầu được chủ tịch Hạ viện ngay từ vòng 1 cuộc bỏ phiếu. Kết quả này không những cho thấy, nội bộ phe Cộng hòa đang chia rẽ mà còn tác động không nhỏ đến các tiến trình pháp lý khác của chính trường Mỹ.
Đang phát
Live