Trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa sẽ tròn 1 năm cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến công du Ba Lan, trong đó dự kiến sẽ có một bài phát biểu quan trọng tại đây. Truyền thông quốc tế đều tập trung đến sự kiện được cho là mang nhiều thông điệp này của nhà lãnh đạo Mỹ. Kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Tổng thống Mỹ có 2 chuyến công du Ba Lan - quốc gia láng giềng và có sự ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Kiev. Sự hiện diện của Tổng thống Joe Biden tại Ba Lan được cho sẽ mang nhiều thông điệp về chính trị và quân sự của Mỹ và NATO đối với Ukraine.
Mỹ cụ thể hóa sự hiện diện tại Thái Bình Dương bằng việc ký Biên bản ghi nhớ với một loạt quốc đảo ở khu vực này. Đây là bước đi tiếp theo sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố chiến lược quốc gia đầu tiên dành cho các quốc đảo Thái Bình Dương hồi tháng 9 năm ngoái. Những động thái này của Mỹ có ý nghĩa như thế nào với quan hệ hợp tác của Washington với các quốc đảo Thái Bình Dương? Sự hiện diện của Mỹ tác động ra sao đến bối cảnh hợp tác quốc tế ở khu vực này?
Dù đã bước sang trung tuần tháng 2 của năm 2023, nhưng làn sóng sa thải nhân viên ở các công ty công nghệ tại Mỹ vẫn chưa dừng lại. Các thông báo sa thải diễn ra thường xuyên đã đặt ra nhiều câu hỏi về thị trường việc làm ở Mỹ cũng như “sức khỏe” của nền kinh tế số 1 thế giới?
Nhà Trắng ngày 10/02 cho biết quân đội Mỹ đã bắn hạ một vật thể bay lạ ở vùng trời bang Alaska. Đây là lần thứ hai trong chưa đầy 1 tuần chính quyền Tổng thống Biden đã hành động để bảo vệ không phận của Mỹ.
Thủ tướng Singapo Lý Hiển Long chủ trì Lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính.- Ngay trong tháng đầu tien của năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Mỹ vượt 8 tỷ USD.- Các địa phương đang đẩy mạnh hỗ trợ việc làm cho người lao động sau tết nguyên đán.- Triều Tiên tổ chức lễ duyệt binh quy mô lớn tại Quảng trường Kim Nhật Thành, kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội.- Số người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Xi-ri đã tăng lên hơn 15.300 người. Ngoại trưởng các nước ASEAN ra tuyên bố bày tỏ tình đoàn kết với người dân 2 quốc gia này.
Mới đây, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và người đồng cấp Ấn Độ Ajit Doval đã cùng khởi động “Sáng kiến Mỹ - Ấn Độ về công nghệ trọng yếu và mới nổi”. Theo giới quan sát, bước tiến này được đánh giá sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác với Ấn Độ, phù hợp với kỳ vọng của Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn cả hai nước có thể cạnh tranh với Trung Quốc về thiết bị quân sự, chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).
Dự kiến 9h sáng nay - ngày 8/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đọc Thông điệp liên bang lần thứ 2 kể từ khi lên nắm quyền. Thông điệp lần này được đặc biệt chú ý khi diễn ra vào thời điểm nước Mỹ vừa tiến hành “bài sát hạch giữa nhiệm kỳ” với chính quyền của ông - trong đó, phe Dân chủ đã đánh mất quyền kiểm soát Hạ viện. Tìm kiếm sự ủng hộ của các cử tri Mỹ còn hoài nghi, lưỡng lự hay chuẩn bị cho các kế hoạch tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024… dự kiến là những mục tiêu trọng tâm mà nhà lãnh đạo nước Mỹ đặt ra trong Thông điệp liên bang lần này.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin đang ở thăm Mỹ và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken ngày 3/2 (giờ địa phương) đã nhóm họp tại thủ đô Washington, Mỹ, tái xác nhận nguyên tắc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và dự kiến chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đọc thông điệp liên bang vào ngày mai (7/2). Bài thông điệp liên bang lần này được dư luận đặc biệt chú ý trong bối cảnh đảng Cộng Hòa đã kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ vào tháng 11 năm ngoái. Đây cũng là bước đệm trước khi ông Joe Biden chính thức công bố quyết định tranh cử nhiệm kỳ 2 ngay trong tháng này.
Trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Quốc vương Jordan Abdullah II ngày 02/02 tại Nhà Trắng, hai bên đã thảo luận về thúc đẩy hợp tác song phương, tầm nhìn khu vực và đặc biệt là giải pháp tháo gỡ bạo lực đang leo thang tại Trung Đông, căng thẳng trong quan hệ với Israel.
Đang phát
Live