Mối quan hệ Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) rơi vào tình trạng căng thẳng khi nhiều nước châu Âu phản ứng với chính sách mới của Mỹ về trợ cấp chống biến đổi khí hậu, dưới hình thức Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) được Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành hồi tháng 8 năm ngoái. Theo đó, 7 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), thuộc khu vực Bắc và Đông Âu, vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua với Mỹ trong vấn đề trợ giá liên quan đến Đạo luật Giảm lạm phát. Trước đó, hồi giữa tháng 1 vừa qua, Ủy ban châu Âu cũng đã lên tiếng cho rằng chính sách hỗ trợ giá này sẽ khiến các công ty châu Âu khó cạnh tranh hơn và có thể chuyển hướng đầu tư khỏi khối, dẫn tới các tác động tiêu cực đến thị trường và làm phân mảnh chuỗi cung ứng quan trọng. Vậy, nguyên nhân nào khiến các nước châu Âu lại có những phản ứng gay gắt như vậy và châu Âu sẽ có biện pháp ứng phó ra sao để giảm những tác động tiêu cực từ chính sách hỗ trợ này của Mỹ.
Hôm qua (31/1), Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) giữa hai nước, khi ngăn chặn các cuộc thanh tra trên lãnh thổ Nga. Ngay lập tức, Nga đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này, cho rằng Mỹ mới là bên vi phạm nghĩa vụ trước tiên khi cố tạo ra những điều kiện để có thể đơn phương thực hiện quyền thanh sát với Mat-xcơ-va.
Trong chuyến thăm tới Palestine ngày 31-1, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi kiềm chế và tái khẳng định ủng hộ giải pháp hai nhà nước nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa Israel và Palestine.
Liên tiếp trong tháng đầu tiên của năm 2023, giới chức cấp cao Mỹ thực hiện các chuyến công du quan trọng tới châu Phi và Trung Đông. Hồi giữa tháng này, Bộ trưởng tài chính Janet Yellen có chuyến đi kéo dài 11 ngày đến một loạt quốc gia châu Phi. Từ hôm qua (29/1), Ngoại trưởng Antony Blinken cũng có chuyến thăm Ai Cập, Israel và khu Bờ Tây. Trước đó 1 tuần, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cũng có mặt tại Israel. Tuy nhiên bối cảnh khu vực thay đổi cùng với những cam kết thiếu hiệu quả, dường như khiến chính sách Trung Đông –châu Phi của Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn so với Trung Quốc. Chính vì vậy, sự hiện diện của các quan chức Mỹ tại châu Phi và Trung Đông thời điểm này dường như báo hiệu chính sách tập trung hơn của Washington vào khu vực đang có sự cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt của Trung Quốc. Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích vấn đề này.
Hôm nay (29/1), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến thăm Trung Đông kéo dài 4 ngày, gồm Ai Cập, Israel và khu Bờ Tây. Đây là chuyến thăm thứ 2 của ông tới khu vực này trong năm qua và cũng là chuyến thăm thứ 2 của các quan chức cấp cao Mỹ đến khu vực này trong một tháng qua. Bài toán lớn nhất trong chuyến đi này của ông Blinken là ‘giảm nhiệt” căng thẳng Israel-Palestine. Tuy nhiên bối cảnh khu vực thay đổi cùng với những cam kết thiếu hiệu quả, dường như khiến chính sách Trung Đông lớn của Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn so với Trung Quốc.
Hôm qua, cảnh sát Mỹ công bố đoạn video liên quan đến vụ 5 cảnh sát đánh chết người da màu Tyre Nichols (29 tuổi) ở thành phố Memphis, bang Tennessee. Đoạn video được công bố một ngày sau khi bồi thẩm đoàn buộc tội 5 cựu sĩ quan cảnh sát này tội giết người cấp độ hai, hành hung, bắt cóc, hành vi sai trái của quan chức và áp bức.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cuối tuần này sẽ tới Ai Cập, Israel và Bờ Tây, đánh dấu chuyến thăm thứ 2 của một quan chức an ninh quốc gia cấp cao Mỹ tới khu vực trong tháng này. Chuyến thăm được dự đoán sẽ đầy căng thẳng do những bất đồng ngày một tăng lên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cũng như trong bối cảnh bạo lực leo thang tại Bờ Tây trong những tuần gần đây.
Mỹ và Đức hôm qua chính thức thông báo kế hoạch gửi các loại xe tăng chiến đấu chủ lực, trong đó có M1 Abrams và Leopard 2 tới Ukraine. Quyết định đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine và có nguy cơ thổi bùng hơn nữa ngọn lửa căng thẳng với Nga. Chính phủ nhiều nước hôm qua kêu gọi các bên giải quyết xung đột thông qua đàm phán nhằm tạo cơ hội cho hòa bình và ổn định.
Cựu binh Mỹ- ông Michael Robert Dedrick (thường gọi là ông Mike), nhà ngôn ngữ học, người từng thẩm vấn các chiến sĩ của lực lượng Biệt động Sài Gòn sau Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968, đã viết cuốn sách “Southern Voices- Biet Dong and The National Liberation Front”- dịch là “Tiếng nói Miền Nam- Chuyện kể của các chiến sĩ Biệt động của Mặt trận Dân tộc giải phóng”. Ông Mike vừa đến TP.HCM và tặng sách ngay trước thềm năm mới.
Chưa đầy 2 ngày sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương, Mỹ cũng cử 1 trong số những quan chức hàng đầu của mình- Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tới châu Phi. Từ một khu vực “bị lãng quên”, châu Phi giờ đây trở thành trung tâm ngoại giao nhộn nhịp nhất thế giới, với cuộc đua ảnh hưởng quyết liệt nhất giữa Trung Quốc, Nga và các nước phương Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Đang phát
Live