Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng trên mảnh đất hình chữ S, những nỗi đau, những vết thương do chiến tranh để lại vẫn còn rất nhức nhối. Đó là bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại trong lòng đất đe dọa tính mạng người dân bất cứ lúc nào, đó là hậu quả của chất độc da cam di chứng cho nhiều thế hệ… Nhà nước cùng cộng đồng xã hội đã và đang có hành động thiết thực và dài hơi nhằm giải quyết triệt để những hậu quả của thời chiến. Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến sự góp sức của những con người, từng ở bên kia chiến tuyến với chúng ta: họ là những cựu binh Mỹ. Đến nay, họ đã hiểu rõ cái giá của cuộc chiến, sự ám ảnh về bom đạn và chất độc từng rải xuống mảnh đất Việt Nam. Sự trở lại Việt Nam của họ không phải để ôn lại những ký ức đau thương, mà là hàn gắn lại những vết thương chưa lành của chiến tranh. Cùng gặp gỡ ông Chuck Searcy – một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam những năm 1967-1968, với những câu chuyện về những hoạt động của một chuyên gia quốc tế về xử lý hậu quả bom mìn, cũng như vai trò kết nối những người Mỹ khác đến với Việt Nam.
Sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thông báo phóng thành công vệ tinh quân sự lên quỹ đạo, giới chức Mỹ lo ngại, công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa được sử dụng để đưa vệ tinh của Iran lên quỹ đạo có thể được sử dụng để phóng đầu đạn hạt nhân. Tất nhiên, Tehran đã bác bỏ cáo buộc này. Trong một diễn biến căng thẳng khác, Tổng thống Donald Trump đã chỉ thị cho Hải quân nước này khai hỏa vào bất cứ con tàu nào của Iran quấy nhiễu lực lượng này trên biển, sau khi 11 tàu của Hải quân Iran áp sát các tàu Mỹ ở vùng Vịnh mới đây. Vậy Iran tính toán gì khi bất ngờ có các động thái mới, còn Mỹ liệu có thực sự muốn “tiếp đòn” Iran hay không? Khách mời là Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người từng có nhiều năm công tác tại Trung Đông phân tích cụ thể vấn đề này.
- Để không còn căn bệnh “chây ỳ trả nhà công vụ”.- Phản ánh của người dân về thịt nhập khẩu giá rẻ bất ngờ- những băn khoăn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.- Quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục căng thẳng.- Người dân và các tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và thích ứng trong điều kiện mới: vừa sản xuất, kinh doanh, học tập vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phòng dịch như thế nào?- Giá vàng thế giới được dự đoán tăng trong dài hạn.- Những "món quà quý giá" trong đại dịch Covid-19.
- Thủ tướng Chính phủ ra Công điện về đảm bảo an toàn trật tự giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.- Bất chấp tác động dịch bệnh Covid-19, Khu công nghệ cao TPHCM vẫn tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm trước và bước vào giai đoạn tăng tốc hậu dịch bệnh. Điều này cho thấy, vẫn có những lĩnh vực, ngành hàng tạo được đột phá, nếu biết biến nguy thành cơ.- Ngư dân quyết tâm vươn khơi bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống, bất chấp hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.- Ít nhất 6 người chết và bị thương do mưa dông kèm lốc sét, mưa đá trong những ngày qua tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự báo những ngày tới, hình thái thời tiết cực đoan vẫn xảy ra. Người dân cần đặc biệt đề phòng.- Mỹ chuyển các khoản đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới sang các tổ chức y tế khác. Trong khi đó, Đức khẳng định, tiếp tục ủng hộ tổ chức này.- Lần đầu tiên, Mỹ công bố bản đồ địa chất thống nhất của Mặt Trăng, mở đường cho việc đưa người lên Mặt Trăng một cách an toàn hơn trong tương lai.
Những ngày này, có lẽ chiếc khẩu trang đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người khi ra đường? Để người bạn đồng hành nhỏ bé này trở nên có hồn hơn, đẹp hơn, đặc biệt hơn và thời trang hơn, nhà báo Nguyễn Mỹ Trà, công tác tại Ban Đối ngoại VOV5 Đài Tiếng nói Việt Nam, đã thiết kế và cho ra đời những chiếc khẩu trang bằng lụa. Không chỉ để che chắn, bảo vệ bản thân, những chiếc khẩu trang lụa qua thiết kế và chất liệu đặc biệt đã trở thành món quà tặng nhau vô cùng ý nghĩa trong mùa dịch này.
- Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, công tác nhân sự tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 sắp tới phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, nhất quán, bảo đảm sự công tâm, thật sự công bằng, trong sáng, khách quan.- Đã 7 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Với 44 ca bệnh còn lại đang được điều trị tại các bệnh viện, đa số đều có tình trạng sức khỏe ổn định.- Nhiều trường Đại học công bố phương án tuyển sinh mới sau khi Chính phủ quyết định phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT vào giữa tháng 8.- Dư luận Australia bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và kêu gọi các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế.- Sắc lệnh hạn chế nhập cư (hay việc tạm dừng cấp mới thẻ xanh) của Tổng thống Donald Trump gây dư luận trái chiều
- Sản xuất nông nghiệp tìm cơ hội phát triển trong bối cảnh dịch Covid-19.- Mỹ ngưng cấp thẻ xanh trong 60 ngày: Tác động như thế nào đến lao động nhập cư?- Chuyên mục “Covid 19 - Thế giới cùng hành động”.- Thóc đầy đồng, lúa đầy kho, không lo xuất hết gạo.- Cây ATM mì tôm” đầu tiên của một bác sĩ Hà Nội.
Chính quyền Mỹ vừa ban hành một sắc lệnh đáng chú ý liên quan đến người nhập cư. Đó là, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tạm cấm nhập cư đối với những người tìm kiếm thẻ xanh của nước Mỹ trong vòng 60 ngày (hay còn gọi là thẻ thường trú). Động thái này được đánh giá như thế nào và có ảnh hưởng ra sao đến những lao động nhập cư Mỹ? Để làm rõ nội dung này, BTV Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
- Chủ trì phiên họp của Ban điều hành giá Chính phủ, nêu thực tế giá thịt lợn thịt đến tay người tiêu dùng cao hơn nhiều so với giá thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Công an thực hiện mọi biện pháp để giảm giá thịt lợn trong thời gian sớm nhất.- Ngày thứ 5 liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Sau Thái Bình và Cà Mau, hôm nay, tỉnh Thanh Hóa cho phép học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp… đi học trở lại.- Hôm nay là Ngày sách Việt Nam. Các cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến hay tìm hiểu kiến thức về dịch bệnh Covid... thu hút đông đảo độc giả tham gia và tạo sức lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.- Đại dịch Covid-19 đã khiến giá dầu tại Mỹ thủng đáy, giảm còn âm 37 đôla một thùng, mức thấp nhất trong lịch sử. Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã gần chạm mốc 2 triệu rưỡi, trong đó có hơn 170 nghìn ca tử vong. Dịch bệnh đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.- Ireland bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ 39 người Việt tử vong tại Anh hồi tháng 10 năm ngoái.
Đầu tuần này, châu Âu tiếp tục là châu lục bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với hơn 1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, song tốc độ lây lan có phần “hạ nhiệt”, một số quốc gia như Áo, Đan Mạch, Cộng hòa Séc đã bắt đầu nới lỏng hạn chế từng bước, cho phép các cửa hàng buôn bán nhỏ mở cửa trở lại sau kì nghỉ Lễ Phục sinh. Trong khi đó, đối với một số quốc gia khác từng bị coi là “tâm dịch” như Italy, Tây Ban Nha và Anh, chính phủ những nước này vẫn rất còn thận trọng khi bàn về việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Còn tại Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch 3 giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, chính quyền các bang đã có những phản ứng trái chiều về việc nới lỏng cách ly xã hội. Thậm chí, nếu Tổng thống Trump quyết định việc mở cửa ở các bang vào ngày 1/5 tới, có thể dẫn đến đối đầu lớn về hiến pháp với các thống đốc bang. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ để có thêm thông tin về những phản ứng trái chiều ở Mỹ và châu Âu trong việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu vẫn là tâm dịch Covid-19 trên toàn cầu.