Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Geir Pedersen vừa kêu gọi Nga và Mỹ đối thoại và có thể đóng vai trò chính giúp chấm dứt cuộc chiến chín năm ở Syria. Phóng viên Ngọc Thạch từ Ai Cập đưa tin.
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống của người dân trên toàn cầu, trong đó Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia chịu thiệt hại nặng nề. Nhưng thay vì đoàn kết trong cuộc chiến chống dịch bệnh, hai quốc gia lại đẩy quan hệ vốn đã căng thẳng bấy lâu nay lên một nấc thang mới khi hai bên tiếp tục đưa ra nhiều chỉ trích nhắm vào nhau. Từ cuộc chiến thương mại tới cuộc khẩu chiến liên quan tới nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày một trầm trọng hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Với cảnh báo hồi cuối tuần qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng cắt đứt toàn bộ quan hệ với Trung Quốc, liệu căng thẳng Mỹ-Trung có dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh mới và đâu là nguyên nhân khiến mối quan hệ hai nước rơi xuống mức thấp nhất trong gần 50 năm qua. Trao đổi với phóng viên Bích Thuận thường trú tại Trung Quốc và phóng viên Phạm Huân thường trú tại Mỹ.
- Làm thế nào để nhận diện và loại bỏ những người có biểu hiện “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh” vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII?- Căng thẳng Mỹ-Trung liệu có dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh mới?- Vị tướng về hưu vận động xây hơn 1.000 căn nhà nghĩa tình cho đồng đội.- Gia Lai: Quái trận cò “bìa đỏ” - Vay vốn bủa vây các thôn làng.- Australia chế tạo năng lượng từ sóng thủy triều.
- Nhiều hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Tại Huế diễn ra Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” với các hoạt động Thanh niên làm theo lời Bác.- Hàng chục nghìn công nhân của tỉnh Bình Dương chưa được triển khai các thủ tục cần thiết để được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. PV Đài TNVN trao đổi với Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này.- Thị trường bảo hiểm xe tại thành phố Hồ Chí Minh sôi động sau khi lực lượng cảnh sát giao thông ra quân tổng kiểm tra các phương tiện giao thông.- Trung Quốc và Hàn Quốc tham vấn Nhật Bản về việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với những người đi lại vì mục đích kinh doanh nhằm hỗ trợ khôi phục hoạt động thương mại. Trong khi đó, Thái Lan vừa gia hạn lệnh cấm các chuyến bay quốc tế thêm một tháng, đến ngày 30/6 tới.- Quan hệ Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đối diện nhiều sóng gió trên mọi lĩnh vực song vẫn bị ràng buộc bởi những lợi ích chiến lược lâu dài của cả hai quốc gia.
- Cán bộ Đảng viên và nhân dân cả nước đồng thuận cao với kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về tiêu chuẩn Ban chấp hành Trung ương khóa 13.- Phát hiện 24 trường hợp dương tính với virus Sars-CoV-2 trên chuyến bay từ Nga về nước hôm 13/5 vừa qua.- Về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng chiều qua làm 10 người chết và 14 người bị thương xảy ra tại khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, hiện 7 bệnh nhân nặng đã qua cơn nguy kịch, không nguy hiểm đến tính mạng.- Hơn 36 triệu người ở Mỹ đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tại châu Âu đang chậm dần, nhưng các nước này không nên vội vã buông lỏng vì nguy cơ tái bùng phát là rất cao.
Bộ Nội vụ Mỹ (DOI) đã thông qua lần cuối dự án năng lượng Mặt Trời lớn nhất ở Mỹ trị giá lên tới 1 tỷ USD tại tiểu bang Nevada. Khi đi vào hoạt động, dự án năng lượng Mặt Trời này có thể cung cấp điện cho khoảng 260.000 hộ gia đình, đủ để đáp ứng nhu cầu của dân cư tại Las Vegas.
Bên cạnh dịch Covid-19, các quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh cũng đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết với số ca nhiễm đang ngày càng tăng. Tổ chức Y tế Liên châu Mỹ (PAHO) cảnh báo, tình trạng “dịch chồng dịch” này đe dọa tới sự ổn định dịch tễ ở Mỹ Latinh, khi căn bệnh này đã bùng phát tại 19 quốc gia trong khu vực, trong đó các quốc gia vùng Nam Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cuộc khẩu chiến giữa Mỹ - Trung Quốc liên quan đến đại dịch Covid-19 đang không ngừng leo thang. Nhiều người lo ngại căng thẳng này có thể đe dọa đến thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa 2 nước từng đạt được. Tuy nhiên, đến nay, mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát khi cả Mỹ và Trung Quốc vừa mới lên tiếng bác bỏ việc đàm phán lại, đồng thời kêu gọi lẫn nhau tuân thủ thỏa thuận. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Thời gian gần đây, sự xuất hiện ngày càng nhiều của loài ong bắp cày sát thủ đã trở thành mối lo ngại lớn đối với các nhà khoa học Mỹ. Loài ong này vốn có nguồn gốc từ châu Á nhưng giờ đây lại xuất hiện với số lượng lớn tại khu vực Bắc Mỹ. Chúng tấn công các loài ong mật nuôi tại khu vực này, gây thiệt hại cho nền nông nghiệp ở Mỹ.
Ở thời điểm nhiều quốc gia bắt đầu chấm dứt phong toả và mở cửa lại nền kinh tế, câu hỏi “Thế giới của chúng ta hậu đại dịch sẽ ra sao?” khiến nhiều người quan tâm. Trả lời câu hỏi này, nhóm phóng viên VOV1 đã phỏng vấn nhiều chuyên gia, học giả quốc tế, các nhà ngoại giao từ nhiều quốc gia trên thế giới, mời họ phân tích và dự báo những kịch bản thế giới sau đại dịch. Các nhà phân tích quốc tế dự báo về những thay đổi của thế giới sau đại dịch, ở các góc độ địa chính trị, địa kinh tế, những thay đổi hành vi của con người, khả năng định hình lại một trật tự thế giới mới sau đại dịch và cả những tác động chính trị của đại dịch đối với an ninh Biển Đông… Phóng viên trao đổi với Tiến sỹ Terry Buss, học giả nghiên cứu Học viện hành chính quốc gia Hoa Kỳ với câu hỏi “Địa chính trị thế giới - hậu đại dịch” sẽ ra sao? Đặc biệt là câu chuyện cạnh tranh nước lớn Mỹ -Trung trong cuộc chiến chống dịch bệnh.