Trong 19 năm, Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận gần 5.400 cuộc gọi đến; hỗ trợ, can thiệp cho hơn 9.600 trẻ em. Đáng chú ý, các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em tăng mạnh trong những năm gần đây.
Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại đang gây nhiều lo lắng trong xã hội. Và vấn đề này chỉ được giải quyết khi tìm được nguyên nhân, đề ra giải pháp và hành động bằng tấm lòng, trách nhiệm, trái tim yêu thương với trẻ em. Vì vậy, tháng hành động vì trẻ em năm nay có chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” nhằm huy động sự chung tay của toàn xã hội cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; qua đó, tiếp tục xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.
Căng thẳng ở biên giới Serbia và Kosovo tiếp tục leo thang khiến quân đội Serbia được đặt trong tình trạng báo động cao sau các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người Serbia ở Kosovo làm hơn chục người bị thương. Các quốc gia phương Tây kêu gọi hai bên kiềm chế và tìm các giải pháp thông qua đàm phán.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6) đang tới gần, thị trường đồ chơi trẻ em bắt đầu sôi động. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thị trường cũng xuất hiện nhiều món đồ chơi độc hại, bạo lực tiềm ẩn các mối nguy hiểm đối với trẻ em. Trước tình trạng này, lực lượng QLTT tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng, kiểm tra và ngăn chặn số lượng lớn đồ chơi trẻ em không đảm bảo an toàn, mang tính bạo lực, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em.
Bạo lực súng đạn không còn là vấn đề mới đối với nước Mỹ nhưng điều đáng nói là thực trạng này đang diễn ra một cách đáng báo động, với số vụ xả súng và số người thiệt mạng ở mức cao kỷ lục. Chỉ trong 1 tuần đầu tháng 5, đã có 21 vụ xả súng hàng loạt khiến một số quốc gia như Australia, Canada hay Anh buộc phải đưa ra cảnh báo về bạo lực súng đạn đối với du khách khi đến Mỹ.- Từ khi nhậm chức, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đặt ưu tiên việc giải quyết vấn đề bạo lực súng đạn với nhiều sắc lệnh được ban hành. Thế nhưng vì sao nước Mỹ vẫn đang bế tắc và không ngăn chặn được tình trạng này?
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng đoàn các nước ASEAN tham dự Lễ khai mạc và Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 42 tại Indonesia.- Hội đồng xét xử tuyên y án sơ thẩm bị cáo Nguyễn Kim Trung Thái trong vụ mẹ kế bạo hành bé gái dẫn đến tử vong ở TPHCM.- Các cuộc biểu tình bạo lực nổ ra khắp Pakistan, sau khi cựu Thủ tướng nước này Imran Khan bị bắt vì cáo buộc tham nhũng.- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị kết tội "lạm dụng tình dục" và "phỉ báng", phải bồi thường 5 triệu đô la Mỹ vì những tội này.
Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng phương án cải cách tiền lương, trong đó tăng mức lương thấp nhất khu vực công , bằng lương tối thiểu vùng của lao động tại doanh nghiệp.- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu quy định kiểm định ô tô theo số km thay cho tiêu chí thời gian sử dụng phương tiện.- Nhức nhối vấn nạn bạo lực học đường khi một nam sinh lớp 11 tại Nam Định vừa bị đâm tử vong trên đường đi học về.- Nhật Bản và Hàn Quốc lên kế hoạch cho cuộc gặp cấp bộ trưởng quốc phòng tại Singapo, lần đầu tiên sau 3 năm rưỡi.- Malaysia đặt mục tiêu không sử dụng túi ni-lông vào năm 2025
Bộ Nội vụ Pháp cho biết sẽ triển khai 12.000 cảnh sát và hiến binh cùng việc sử dụng máy bay không người lái để đảm bảo an ninh trước khả năng bạo động từ các cuộc mít tinh và tuần hành với quy mô chưa từng có sẽ diễn ra trong dịp ngày Quốc tế lao động 1-5 năm nay nhằm phản đối luật cải cách hưu trí mới.
Câu chuyện đau lòng về một nữ sinh lớp 10 ở tỉnh Nghệ An tự vẫn nghi do bạo lực học đường đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội những ngày gần đây. Mới nhất là vụ 1 học sinh lớp 8 tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị bị đánh hội đồng ngay tại trường đã gây phẫn nộ. Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới mà đã diễn ra từ lâu nay, đã và đang gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sức khoẻ thể chất và tinh thần cho học sinh bị bạo hành. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc, triển khai hàng loạt giải pháp, nhưng bạo lực học đường vẫn chưa thể chấm dứt mà ngày càng đa dạng hơn về hình thức. Từ thực tế này, các chuyên gia giáo dục cho rằng, công tác phòng chống bạo lực học đường đang trở thành nhiệm vụ cấp bách và vô cùng cần thiết hiện nay đối với ngành giáo dục- đào tạo và cả xã hội.
Bạo lực học đường là chuyện không mới, năm nào cũng xảy ra nhiều sự việc học sinh đánh nhau. Có em bị đánh đến mức chấn thương sọ não, có em bị lột đồ, bị ép quỳ, thậm chí có em bị bạn dùng dao đâm tử vong... Đó chỉ là những sự việc thấy được, đằng sau đó còn có những kiểu bạo lực tinh thần như tẩy chay, nói xấu, đe dọa... gây áp lực rất lớn cho học sinh. Theo số liệu được Bộ GD&ĐT đưa ra gần đây, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Tính trung bình có 5 vụ bạo lực/ngày. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì bạo lực học đường... Vì sao bạo lực học đường vẫn tiếp diễn? Làm sao để bảo vệ con trẻ trước nạn bạo lực học đường? PGS TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa các khoa học giáo dục, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live