VOV1 - Cùng với sự phát triển của công nghệ, phạm vi và quy mô của ngành các cược thể thao tại Mỹ ngày càng mở rộng nhanh chóng, làm dấy lên lo ngại về tình trạng nghiện cá cược.
Chiến dịch “Tô cam cùng TH 2024 – Đoàn kết hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” đang diễn ra trên khắp cả nước, với nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy các hành động thiết thực thông qua việc đóng góp vào Quỹ hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân của bạo lực giới. Với thông điệp “Chung tay vì hạnh phúc đích thực của phụ nữ và trẻ em Việt Nam”, chiến dịch năm nay tiếp nối thành công của chương trình từ các năm trước, đồng thời mở rộng quy mô và tăng cường các hoạt động xã hội.
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam liên tục được hoàn thiện, cũng như sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình, bảo vệ người phụ nữ, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, thế nhưng trên thực tế bạo lực gia đình vẫn đang hàng ngày, hàng giờ ở nhiều nơi trong xã hội. Để tiến tới bình đẳng giới bền vững, ngăn chặn hậu quả và dần tiến tới xoá bỏ các hành vi bạo lực gia đình rất cần có thêm những giải pháp đột phá từ chính sách pháp luật đến hành động trong thực tiễn của toàn xã hội. Đây cũng là nội dung được đề cập trong bài viết thứ 3 và cũng là bài viết cuối trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ” với nhan đề: Bình đẳng giới – Cần những hành động và chính sách thiết thực hơn”.
Ở bài 1, chúng tôi đã đề cập “Những cuộc hôn nhân chan đầy nước mắt” từ sự bất bình đẳng giới trong gia đình, cho thấy để người phụ nữ dám thay đổi, dám lên tiếng thì ngoài nhận thức của phụ nữ thì phải thay đổi suy nghĩ và hành vi của nam giới, coi đây là vấn đề của nam giới và trách nhiệm của nam giới chứ không chỉ kêu gọi nam giới “động lòng” hay “thông cảm”. Từ thực tế này, Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều mô hình, dự án phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Trong bài 2 của loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ”, chúng tôi gửi đến quý vị và các bạn bài viết với nhan đề “Dám đấu tranh, dám thay đổi”.
Thời gian gần đây, rất nhiều vụ bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra, thậm chí có trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến nạn nhân thiệt mạng, nhẹ hơn thì mang tổn thương về thể xác, tinh thần kéo dài. Đáng chú ý, tình trạng tội phạm bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em diễn ra phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Nguyên nhân của thực trạng này là gì? Hậu quả mà nó để lại ra sao và giải pháp nào để phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay sẽ giải đáp vấn đề này.
Mặc dù những năm qua, thế giới đã có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới, thế nhưng bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn tồn tại từ lâu ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức cả về thể xác và tinh thần. Phần lớn người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ truyền thống, phụ nữ vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nhẫn nhịn chịu đựng, chấp nhận bị bạo hành, không dám lên tiếng, cuộc sống chìm trong nỗi đau bạo hành. Cần phải đấu tranh để thay đổi bình đẳng giới cùng những hành động và chính sách thiết thực hơn, Đây cũng là nội dung được chúng tôi phân tích trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: không chỉ vì phụ nữ”. Chương trình hôm nay, mới quý vị và các bạn bài cùng nghe bài 1 có nhan đề “Những cuộc hôn nhân chan nước mắt”.
Thời gian gần đây, cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc bạo lực, bạo hành trẻ em khiến dư luận phẫn nộ. Bạo lực đối với trẻ em đã và đang để lại hậu quả hết sức nguy hại. Trẻ bị bạo lực không chỉ ảnh hưởng về thể chất, sức khỏe mà còn liên quan đến yếu tố tinh thần, để lại những di chứng, khuyết tật tâm lý nặng nề sau này. Vậy những hành vi nào được coi là bạo lực trẻ em? Hậu quả của hành vi bạo lực, nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo lực và cách phòng tránh bạo lực trẻ em như thế nào? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự đồng hành của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người sẽ cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này.
Sau nhiều thập kỷ không xảy ra bạo lực chính trị nhằm vào các ứng viên tổng thống của 1 trong 2 đảng lớn, nước Mỹ vừa trải qua hai sự cố trong vòng hai tháng và cả hai đều nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump. Nhiều chính trị gia ở Mỹ phải thốt lên rằng, những vụ tấn công như thế này có lẽ sẽ trở thành “một điều bình thường mới” không thể nào tránh khỏi. Vụ ám sát hụt thứ 2 nhằm vào ứng cử viên Donald Trump vào thời điểm này là thông tin gây sốc với dư luận Mỹ và chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm một năm bầu cử vốn đã căng thẳng. Sự cố này được cho cũng sẽ tác động đến cuộc bầu cử theo nhiều cách khác nhau.
Dư luận Ấn Độ lại dậy sóng vì một nữ bác sĩ bị cưỡng hiếp, sát hại ở một bệnh viện thành phố Kolkata. Hiệp hội Y khoa Ấn Độ gửi bức thư cho Bộ trưởng y tế nước này và đăng trên mạng xã hội X nhấn mạnh rằng: “Vụ sát hại nữ bác sĩ trẻ này không phải là vụ đầu tiên, nhưng cũng không phải là vụ cuối cùng nếu không có biện pháp khắc phục” đồng thời kêu gọi mở cuộc điều tra về vụ giết người này. Vụ việc một lần nữa cho thấy, bạo lực phụ nữ tại quốc gia Nam Á này vẫn là vấn nạn nhức nhối dù chính phủ đã có giải pháp cải cách hệ thống tư pháp.
Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa diễn ra từ ngày 15-18/7 trong bối cảnh ứng cử viên Donald Trump vừa bị ám sát hụt. Sự cố này được nhận định sẽ củng cố hình ảnh của ông trong đảng của mình. Giới quan sát nhận định, vụ ám sát hụt cựu lãnh đạo Nhà Trắng và cũng là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa vào thời điểm này chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm một năm bầu cử vốn đã căng thẳng, trong đó các ứng cử viên phải đối mặt với nỗi lo bạo lực và các mối đe dọa ngày càng tăng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live