Với những người làm trong giới bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam là một cá nhân xứng đáng có mặt tại lễ vinh danh tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn các loài hoang dã từ 2010 – 2020. Hơn 60 năm qua, GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh đã đi qua không biết bao nhiêu khu rừng, và “tích cóp” được khối tài sản khoa học khổng lồ với những nghiên cứu về đa dạng sinh học, môi trường – lĩnh vực mà ông được coi là “cây đại thụ”. Cùng nghe ông chia sẻ về hành trình cả một cuộc đời cống hiến cho Đa dạng sinh học tại Việt Nam.
- Thăm khu di tích lịch sử Kim Đồng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nơi Đội thiếu niên tiền phong được thành lập.- Cẩn trọng “sập bẫy” sàn giao dịch tài chính ảo.- Ca khúc “Careless Whisper” là ca khúc được yêu thích nhất ở Anh sau gần 4 thập niên.- GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học Đặng Huy Huỳnh với hành trình, cả một đời cống hiến cho đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Với mong muốn sớm đưa diện tích rừng ở địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, vào mạng lưới quy hoạch bảo tồn thiên nhiên đa dạng quốc gia, ngày 24/7, tại thành phố Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum phối hợp với tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (FFI), Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phát triển sinh kế bền vững” nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo tồn tại rừng Kon Plông một cách hiệu quả, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển sinh kế ở địa phương. Tham dự Hội thảo có 90 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân huyện Kon Plông. PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên phản ánh.
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) năm 2020 có chủ đề: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”, kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tạo sự thay đổi tích cực, bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Năm nay cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học, với sự kiện Hội nghị quốc tế COP 15 về đa dạng sinh học - hội nghị bản lề chuẩn bị cho Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), sẽ được tổ chức vào cuối năm. Có thể thấy, bảo tồn đa dạng sinh học luôn là một vấn đề quan trọng và cấp thiết tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam khi có liên quan mật thiết tới các vấn đề chính trị, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Với một quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển luôn được các ban ngành chức năng quan tâm. Hàng năm, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được các địa phương trên cả nước triển khai đồng bộ dưới hình thức phóng sinh các loài thủy sản vào các dịp như ngày truyền thống ngành thủy sản, Lễ Phật Đản (15/4 âm lịch), ngày Lễ Vu lan (15/7 âm lịch). Các hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, khôi phục lại nguồn lợi thủy sản, gia tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, đặc biệt là phục hồi và tái tạo lại các loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Năm 2020 được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc dành cho sự cấp thiết, tham vọng và hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng, mà con người phải đối mặt với thiên nhiên, là cơ hội để kết hợp đầy đủ các giải pháp dựa trên thiên nhiên và hành động vì khí hậu toàn cầu. Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm nay là: “Hành động vì thiên nhiên”. Như vậy có thể thấy, vấn đề bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được đặt ra cấp thiết trên quy mô toàn cầu.- Năm 2020 cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với việc tăng cường đồng loạt các biện pháp, hoạt động phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời đây là thời điểm mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất của chúng ta.
Đang phát
Live