Ngày 2/11, Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học (COP16) tại thành phố Cali, Colombia đã bế mạc mà không đạt được thỏa thuận về lộ trình tăng cường tài trợ cho hoạt động bảo vệ các loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngày 25/10/2024, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trường Cao đẳng Quảng Nam và Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh đồng tổ chức Diễn đàn “Sinh viên với công tác bảo tồn đa dạng sinh học”. Đây là lần đầu tiên, diễn đàn Sinh viên với công tác bảo tồn đa dạng sinh học" được tổ chức tại Quảng Nam với sự tham gia của hàng nghìn sinh viên, học sinh.
Hôm nay, Hội nghị Thượng đỉnh Đa dạng sinh học Liên hợp quốc lần thứ 16 (COP16) khai mạc tại Cali, Colombia, nơi 196 quốc gia sẽ thảo luận về cách ngăn chặn và đảo ngược quá trình suy giảm đa dạng sinh học. Với chủ đề "Hòa bình với thiên nhiên", hội nghị đề ra các cơ chế giám sát và tài trợ nhằm đảm bảo thống nhất 23 mục tiêu của Liên hợp quốc, ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái của các loài động, thực vật vào năm 2030.
Sáng nay (19/7), UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo Khoa học về Bảo tồn, phát huy các giá trị hệ sinh thái đất ngập nước hồ Sông Đầm, thành phố Tam Kỳ. Nhiều ý kiến tại Hội thảo cho rằng, tình trạng suy giảm đa dạng sinh học ở Sông Đầm đang diễn ra mạnh mẽ do tác động của hoạt động kinh tế ở các khu công nghiệp; tình trạng đánh bắt thủy sản, chim chóc tận diệt; ngăn mặn tách dòng ngược tự nhiên.
Thanh âm và vẻ đẹp của khoảng 2600 loài hoang dã góp phần đưa Cúc Phương đạt được danh hiệu Vườn quốc gia hàng đầu Châu Á 5 năm liên tiếp. Dưới ngôi nhà lớn nơi đại ngàn này có những cá thể tuyệt đẹp và độc đáo. "Hiện nay đây là nơi duy nhất nuôi dưỡng một số loài linh trưởng đặc hữu, cực kỳ nguy cấp của Việt Nam mà không nơi nào có ví dụ như voọc Cát Bà, voọc mông trắng" Tình yêu thiên nhiên cùng sự tận tâm của các chuyên gia, cán bộ, nhân viên tại Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật đã đóng góp không nhỏ vào thành quả đó. "Nhiều đoàn khách khi đến đây họ có trải nghiệm ý nghĩa, được gặp các bạn ấy và được hiểu những câu chuyện ý nghĩa từ chương trình cứu hộ mà chúng em đưa về đây" Phóng sự sau không tham vọng kể hết những cống hiến của họ nhưng cũng phần nào hé lộ những lát cắt thú vị. Một chuyên gia chăm sóc động vật hoang dã người Đức sống ở Cúc Phương hơn 20 năm, nói sõi tiếng Việt, làm những việc phi thường sẽ dẫn chúng ta bắt đầu hành trình... "Về nhà"
Sáng nay (20/5) tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Bộ TN&MT phối hợp UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2023 với chủ đề “Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học”
“Việt Nam có giá trị đa dạng sinh học cao, nhiều giống loài mang tính đặc hữu được thế giới ghi nhận, cần được bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững.” Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 diễn ra sáng nay tại Trụ sở Chính phủ.
Các nhà đàm phán từ hơn 100 quốc gia đã hoàn tất hiệp ước của Liên hợp quốc về bảo vệ biển, một bước đi được chờ đợi từ lâu nhằm đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học biển và đảm bảo phát triển bền vững. Hiện chỉ có khoảng 1% vùng biển quốc tế được bảo vệ, do đó, khi hiệp ước mới có hiệu lực, sẽ cho phép thành lập khu bảo tồn biển ở các vùng biển quốc tế trước tình trạng ô nhiễm, axit hóa và đánh bắt quá mức.
- Việt Nam là điểm nóng về suy giảm đa dạng sinh học - Phỏng vấn GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng về những nỗ lực của Việt Nam bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng - Bảo vệ đa dạng sinh học góp phần phát triển bền vững
- ASEAN gấp rút xây dựng cơ sở chung cho phát triển và bảo vệ đa dạng sinh học - Dự án gắn bảo vệ rừng với chuyển đổi sinh kế bền vững cho người dân Indonesia
Đang phát
Live