Cuối năm vốn là thời điểm nông nhàn của bà con nông dân vùng cao. Tuy nhiên khoảng thời gian này, tại không ít bản làng của Lào Cai, bà con lại đang tất bật với những công việc mới ngoài cây ngô, cây lúa. Với sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương, những sinh kế tại chỗ cho người dân ngày càng nhiều hơn, giúp họ có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.
Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, trong giai đoạn tới, Quảng Ngãi tiếp tục triển khai hiệu quả các chủ trương của Trung ương, của tỉnh về công tác dân tộc gắn với công tác xây dựng Đảng; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc trong đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững.
Đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận còn lưu giữ khá nhiều di sản văn hóa bao gồm cả vật thể và phi vật thể, trong đó có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc biệt là ẩm thực trong các lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm. Ẩm thực trong lễ hội của đồng bào Chăm không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc. Thực tế hiện, nay một số resort ở Mũi Né, TP Phan Thiết như: Mũi Né Bay, Pandanus Resort… đã đưa ẩm thực của người Chăm vào thực đơn của mình để phục vụ du khách và được nhiều du khách đón nhận.
Nhiều năm nay, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững, với sự chú trọng đặc biệt đến bà con dân tộc thiểu số. Những chính sách thiết thực đã góp phần cải thiện đời sống của người dân nghèo trên địa bàn.
Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đạt mục tiêu đến năm 2030 tỉ lệ hộ nghèo khu vực miền Trung Tây Nguyên giảm từ 1- 1,5%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%. Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua, các địa phương trong vùng đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tận dụng nguồn lực, tiềm năng giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Sáng nay (5/11), tại Cao Bằng, khai mạc Đại hội Dân tộc thiểu số lần IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Cao Bằng đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” với sự tham dự của 244 đại biểu, đại diện cho 35 dân tộc sinh sống trên địa bàn.
Bản Sắt là bản nhỏ của xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình bị lũ quét gây thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ lịch sử trong tháng 10/2020. Người dân bản Sắt hôm nay vào sống trong khu tái định cư vừa được xây dựng khang trang, bà con yên tâm ổn định cuộc sống.
Những ngày cuối tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi với người dân ở thành phố Quảng Ngãi. Nông sản ở khu vực miền núi và các sản phẩm OCOP được người dân thành thị đón nhận là tín hiệu tích cực cho đầu ra của sản phẩm. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa chào mừng Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10).
Dù ngôn ngữ, văn hóa, lối sống và tín ngưỡng có nhiều điểm khác biệt, bà con các dân tộc Dao, Mông, Tày… ở những xóm nghèo Lũng Súng, Lũng Lý (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) luôn đùm bọc, yêu thương; cùng nhau vượt qua lằn ranh sinh tử, hoạn nạn và chung tay xây dựng lại xóm làng.
A riêu Car là lễ hội linh thiêng và lớn nhất của dân tộc Pa Cô. Lễ hội góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các làng, bản, thông gia, anh em, bạn bè kết nghĩa, giúp đỡ nhau khi gặp rủi ro, hoạn nạn… Lễ hội cũng chính là hương ước, quy ước của Làng về những điều con, cháu, làng, bản không được mắc phải.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live