Di sản của Tổng bí thư qua những cuốn sách (22/7/2024)

Không chỉ là nhà lãnh đạo tài - đức vẹn toàn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là Nhà báo, Nhà viết sách với nhiều tác phẩm có giá trị thực tiễn để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong những năm qua, nhiều cuốn sách quý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra mắt bạn đọc. Các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng và toàn dân trong công cuộc đổi mới, thể hiện tầm cao của tư duy lý luận, được đúc kết từ thực tiễn phong phú và sinh động. Trong các cuốn sách của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn, Nhân dân hạnh phúc. Với cách trình bày dung dị, chắt lọc, tổng kết thực tiễn và lấy đời sống thực tiễn để chứng minh, các cuốn sách đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; trở thành cẩm nang cho cán bộ, đảng viên trong các ngành, lĩnh vực và tạo thành các đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong cả nước. Bà Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật sẽ có những chia sẻ về quá trình thực hiện những cuốn sách này. Bà Phạm Thị Thinh là người trực tiếp được giao nhiệm vụ biên tập, xuất bản nhiều cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Di sản của Tổng bí thư qua những cuốn sách (22/7/2024)

Không chỉ là nhà lãnh đạo tài - đức vẹn toàn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là Nhà báo, Nhà viết sách với nhiều tác phẩm có giá trị thực tiễn để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong những năm qua, nhiều cuốn sách quý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra mắt bạn đọc. Các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng và toàn dân trong công cuộc đổi mới, thể hiện tầm cao của tư duy lý luận, được đúc kết từ thực tiễn phong phú và sinh động. Trong các cuốn sách của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn, Nhân dân hạnh phúc. Với cách trình bày dung dị, chắt lọc, tổng kết thực tiễn và lấy đời sống thực tiễn để chứng minh, các cuốn sách đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; trở thành cẩm nang cho cán bộ, đảng viên trong các ngành, lĩnh vực và tạo thành các đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong cả nước. Bà Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật sẽ có những chia sẻ về quá trình thực hiện những cuốn sách này. Bà Phạm Thị Thinh là người trực tiếp được giao nhiệm vụ biên tập, xuất bản nhiều cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chống thất thu thuế qua sàn thương mại điện tử - Những quy định của pháp luật liên quan (11/7/2024)

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với tiến trình chuyển đổi số Quốc gia. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các tổ chức, cá nhân mở rộng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Trong năm 2023, ngành thuế đã quản lý doanh thu thương mại điện tử lên đến 3,5 triệu tỷ đồng và đã thu về 97.000 tỷ đồng cho ngân sách, tăng 16% so với năm 2022. Kết quả này có sự đóng góp quan trọng của việc thực hiện xác thực và quản lý thông qua mã định danh cá nhân, nằm trong Đề án 06 và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về chia sẻ, kết nối dữ liệu với nhau để quản lý chặt chẽ hơn đối với thương mại điện tử. Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý thuế đối với thương mại điện tử.

Chống thất thu thuế qua sàn thương mại điện tử - Những quy định của pháp luật liên quan (11/7/2024)

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với tiến trình chuyển đổi số Quốc gia. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các tổ chức, cá nhân mở rộng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Trong năm 2023, ngành thuế đã quản lý doanh thu thương mại điện tử lên đến 3,5 triệu tỷ đồng và đã thu về 97.000 tỷ đồng cho ngân sách, tăng 16% so với năm 2022. Kết quả này có sự đóng góp quan trọng của việc thực hiện xác thực và quản lý thông qua mã định danh cá nhân, nằm trong Đề án 06 và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về chia sẻ, kết nối dữ liệu với nhau để quản lý chặt chẽ hơn đối với thương mại điện tử. Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý thuế đối với thương mại điện tử.