Để đảm bảo an toàn hồ chứa, công trình thuỷ lợi mùa mưa bão (10/6/2024)

Mưa to, lũ lớn đã và đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, nước ta sẽ có khả năng xuất hiện nhiều cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, có thể gây mưa lũ lớn dồn dập và kéo dài. Bên cạnh đó là tình trạng lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và trung du. Trong mưa to, lũ lớn, công trình thuỷ lợi, hồ chứa đóng yếu tố rất quan trọng trong việc điều tiết nước, giảm thiệt hại do mưa lũ gây ra. Mới đây, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký ban hành Chỉ thị số 2592 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024. Trong đó nêu rõ, cần chủ động, sẵn sàng ứng phó thiên tai, đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa, lũ. Tuy nhiên, hiện nay, công trình thuỷ lợi tại nhiều địa phương, do nhiều nguyên nhân đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng trong việc điều tiết nước mùa mưa bão. Vậy những hồ, đập, công trình thuỷ lợi hiện nay mức độ an toàn ra sao trong mùa mưa bão năm nay, giải pháp nào với tình trạng xuống cấp của các công trình này?. Tiến sỹ Vũ Trọng Hồng – chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Để đảm bảo an toàn hồ chứa, công trình thuỷ lợi mùa mưa bão (10/6/2024)

Mưa to, lũ lớn đã và đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, nước ta sẽ có khả năng xuất hiện nhiều cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, có thể gây mưa lũ lớn dồn dập và kéo dài. Bên cạnh đó là tình trạng lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và trung du. Trong mưa to, lũ lớn, công trình thuỷ lợi, hồ chứa đóng yếu tố rất quan trọng trong việc điều tiết nước, giảm thiệt hại do mưa lũ gây ra. Mới đây, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký ban hành Chỉ thị số 2592 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024. Trong đó nêu rõ, cần chủ động, sẵn sàng ứng phó thiên tai, đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa, lũ. Tuy nhiên, hiện nay, công trình thuỷ lợi tại nhiều địa phương, do nhiều nguyên nhân đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng trong việc điều tiết nước mùa mưa bão. Vậy những hồ, đập, công trình thuỷ lợi hiện nay mức độ an toàn ra sao trong mùa mưa bão năm nay, giải pháp nào với tình trạng xuống cấp của các công trình này?. Tiến sỹ Vũ Trọng Hồng – chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Thúc đẩy tăng năng suất lao động: cần nỗ lực từ nhiều phía (06/6/2024)

Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, dài hạn của cả hệ thống chính trị - là con đường ngắn nhất đưa nước ta bắt kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như vậy tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây. Trên thực tế, vai trò của năng suất lao động càng được khẳng định khi nền kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, nhiều nước phát triển đã định hướng cách thức phục hồi nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất lao động. Tại nước ta thời gian qua năng suất lao động có sự tăng trưởng khá so với khu vực và thế giới nhưng vẫn ở mức rất thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động ở Việt Nam 2022 chỉ khoảng11% so với Singapore, 35% so với Malaysia, và đạt khoảng 64% so với Thái Lan. Vậy đâu là giải pháp rút ngắn sự chênh lệch này, để qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia? Tiến sỹ Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Thúc đẩy tăng năng suất lao động: cần nỗ lực từ nhiều phía (06/6/2024)

Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, dài hạn của cả hệ thống chính trị - là con đường ngắn nhất đưa nước ta bắt kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như vậy tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây. Trên thực tế, vai trò của năng suất lao động càng được khẳng định khi nền kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, nhiều nước phát triển đã định hướng cách thức phục hồi nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất lao động. Tại nước ta thời gian qua năng suất lao động có sự tăng trưởng khá so với khu vực và thế giới nhưng vẫn ở mức rất thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động ở Việt Nam 2022 chỉ khoảng11% so với Singapore, 35% so với Malaysia, và đạt khoảng 64% so với Thái Lan. Vậy đâu là giải pháp rút ngắn sự chênh lệch này, để qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia? Tiến sỹ Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 (03/6/2024)

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Trong 5 tháng đầu năm 2024, CPI bình quân tăng hơn 4%; đầu tư nước ngoài tăng 2%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 9,1%; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng qua ước đạt gần 306 tỷ USD, tăng cao ở mức 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất siêu đạt hơn 8 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Hoạt động dịch vụ trong 5 tháng cũng diễn ra sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi toàn diện. Động lực tăng trưởng dựa vào tiêu dùng phục hồi chậm và yếu. Khu vực doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6-6,5% như đã đề ra, đòi hỏi quyết tâm cao và nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới”. Cùng trao đổi với TS Nguyễn Quốc Việt-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách-ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia .

Giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 (03/6/2024)

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Trong 5 tháng đầu năm 2024, CPI bình quân tăng hơn 4%; đầu tư nước ngoài tăng 2%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 9,1%; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng qua ước đạt gần 306 tỷ USD, tăng cao ở mức 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất siêu đạt hơn 8 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Hoạt động dịch vụ trong 5 tháng cũng diễn ra sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi toàn diện. Động lực tăng trưởng dựa vào tiêu dùng phục hồi chậm và yếu. Khu vực doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6-6,5% như đã đề ra, đòi hỏi quyết tâm cao và nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới”. Cùng trao đổi với TS Nguyễn Quốc Việt-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách-ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia .

Từ những vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng tại nhà ở kết hợp thuê trọ, chung cư mini, đến vấn đề cấp thiết về nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp tại Hà Nội (27/5/2024)

14 người chết và 3 người bị thương là những con số vô cùng đau lòng sau vụ cháy xảy tại phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội đêm 23 rạng sáng ngày 24/5 vừa qua. Vẫn là thực trạng phố nhỏ, ngõ sâu, xe cứu hỏa khó tiếp cận; vẫn là thực trạng tầng 1 chứa xe máy, xe điện với nhiều vật dụng dễ cháy nổ; vẫn là thực trạng không lối thoát mỗi khi xảy ra hỏa hạn. Và nạn nhân, vẫn là những người người lao động đang chật vật tìm kiếm một chỗ trọ với giá rẻ nhất có thể. Dư luận xã hội đang đặt ra những phép so sánh; trong khi Hà Nội còn hàng chục nghìn căn nhà tái định cư bỏ hoang, trong khi gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội mới chỉ giải ngân được 83 tỷ đồng thì rất nhiều người phải bỏ mạng do hỏa hoạn tại những khu chung cư, khu trọ không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Bất cập nào giữa nhu cầu về chỗ ở của người lao động tại Hà Nội và tốc độ phát triển các dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp? Trước khi có thể giải bài toán này, công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu nhà ở kết hợp thuê trọ cần đảm bảo những yêu cầu gì?

Từ những vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng tại nhà ở kết hợp thuê trọ, chung cư mini, đến vấn đề cấp thiết về nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp tại Hà Nội (27/5/2024)

14 người chết và 3 người bị thương là những con số vô cùng đau lòng sau vụ cháy xảy tại phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội đêm 23 rạng sáng ngày 24/5 vừa qua. Vẫn là thực trạng phố nhỏ, ngõ sâu, xe cứu hỏa khó tiếp cận; vẫn là thực trạng tầng 1 chứa xe máy, xe điện với nhiều vật dụng dễ cháy nổ; vẫn là thực trạng không lối thoát mỗi khi xảy ra hỏa hạn. Và nạn nhân, vẫn là những người người lao động đang chật vật tìm kiếm một chỗ trọ với giá rẻ nhất có thể. Dư luận xã hội đang đặt ra những phép so sánh; trong khi Hà Nội còn hàng chục nghìn căn nhà tái định cư bỏ hoang, trong khi gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội mới chỉ giải ngân được 83 tỷ đồng thì rất nhiều người phải bỏ mạng do hỏa hoạn tại những khu chung cư, khu trọ không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Bất cập nào giữa nhu cầu về chỗ ở của người lao động tại Hà Nội và tốc độ phát triển các dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp? Trước khi có thể giải bài toán này, công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu nhà ở kết hợp thuê trọ cần đảm bảo những yêu cầu gì?