Bà Đinh Thị Thũng: Bà nước vối viện K (2/8/2020)

Gạt những lo lắng về diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 sang một bên, trong sáng chủ nhật tuần này, chúng tôi muốn gửi đến quý vị những năng lượng tích cực từ một người phụ nữ ngoài 70 tuổi ở Hà Nội:"Tôi sinh năm 49. Tôi chỉ ước mình mãi như tuổi 49 để làm từ thiện" - đó là lời bà Đinh Thị Thũng, 71 tuổi, trú tại phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Bất chấp mưa nắng, ngày ngày, người phụ nữ ấy vẫn tự mình chở cả trăm lít nước đến trước cổng bệnh viện phát miễn phí cho bệnh nhân, những phận đời nghèo khổ, vất vả mưu sinh ngoài đường phố. Những ngày giãn cách vì COVID cách đây ít lâu, bà và những người bạn đồng hành của mình cũng không quên quyên góp gạo, mỳ tôm để chia sẻ khó khăn với những mảnh đời bất hạnh quanh mình. Dù cuộc mưu sinh vẫn còn gian nan, nhưng người phụ nữ trong căn nhà nhỏ, tuềnh toàng ở phố Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm ấy luôn chắt chiu từng đồng để làm từ thiện. Bà mang trong mình một tình yêu lớn cho những phận người kém may mắn ở chốn Hà Thành. Chuyện tưởng chừng khó tin nhưng hoàn toàn có thật. BTV Hương Giang sẽ bật mí với quý vị thính giả về nhân vật đặc biệt này.

Bà Đinh Thị Thũng: Bà nước vối viện K (2/8/2020)

Gạt những lo lắng về diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 sang một bên, trong sáng chủ nhật tuần này, chúng tôi muốn gửi đến quý vị những năng lượng tích cực từ một người phụ nữ ngoài 70 tuổi ở Hà Nội:"Tôi sinh năm 49. Tôi chỉ ước mình mãi như tuổi 49 để làm từ thiện" - đó là lời bà Đinh Thị Thũng, 71 tuổi, trú tại phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Bất chấp mưa nắng, ngày ngày, người phụ nữ ấy vẫn tự mình chở cả trăm lít nước đến trước cổng bệnh viện phát miễn phí cho bệnh nhân, những phận đời nghèo khổ, vất vả mưu sinh ngoài đường phố. Những ngày giãn cách vì COVID cách đây ít lâu, bà và những người bạn đồng hành của mình cũng không quên quyên góp gạo, mỳ tôm để chia sẻ khó khăn với những mảnh đời bất hạnh quanh mình. Dù cuộc mưu sinh vẫn còn gian nan, nhưng người phụ nữ trong căn nhà nhỏ, tuềnh toàng ở phố Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm ấy luôn chắt chiu từng đồng để làm từ thiện. Bà mang trong mình một tình yêu lớn cho những phận người kém may mắn ở chốn Hà Thành. Chuyện tưởng chừng khó tin nhưng hoàn toàn có thật. BTV Hương Giang sẽ bật mí với quý vị thính giả về nhân vật đặc biệt này.

Để áo dài trở thành di sản của nhân loại (5/7/2020)

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có trang phục truyền thống của riêng mình. Trang phục là một tác phẩm thẩm mỹ ẩn chứa tinh hoa văn hóa độc đáo của mỗi nước. Trong chiều dài lịch sử của đất nước, chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hóa ngoại lai, nhưng người Việt vẫn giữ được văn hóa của dân tộc mình, trong đó có áo dài. Áo dài theo nghĩa này, lại là biểu tượng rất đẹp cho tinh thần bất khuất của dân tộc. Tuần qua, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những tinh hoa của di sản văn hóa Việt cùng lúc hội tụ về nơi này một cách tinh tế và sáng tạo trong hơn 1.000 bộ áo dài trong chương trình trình diễn "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức. Đây có lẽ là sự kiện tôn vinh áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với mục tiêu định vị áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Để tạo nên thương hiệu quốc gia cho áo dài, còn rất nhiều việc phải làm trước khi trình lên UNESCO công nhận áo dài là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là những việc gì, hãy cùng trò chuyện với nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam.

Để áo dài trở thành di sản của nhân loại (5/7/2020)

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có trang phục truyền thống của riêng mình. Trang phục là một tác phẩm thẩm mỹ ẩn chứa tinh hoa văn hóa độc đáo của mỗi nước. Trong chiều dài lịch sử của đất nước, chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hóa ngoại lai, nhưng người Việt vẫn giữ được văn hóa của dân tộc mình, trong đó có áo dài. Áo dài theo nghĩa này, lại là biểu tượng rất đẹp cho tinh thần bất khuất của dân tộc. Tuần qua, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những tinh hoa của di sản văn hóa Việt cùng lúc hội tụ về nơi này một cách tinh tế và sáng tạo trong hơn 1.000 bộ áo dài trong chương trình trình diễn "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức. Đây có lẽ là sự kiện tôn vinh áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với mục tiêu định vị áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Để tạo nên thương hiệu quốc gia cho áo dài, còn rất nhiều việc phải làm trước khi trình lên UNESCO công nhận áo dài là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là những việc gì, hãy cùng trò chuyện với nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam.

Nghe Radio

Đang phát

Chương trình: Cùng bạn sống khỏe

17h-17h30

play

Live

Lịch phát sóng

13h30 - 13h05

Bản tin nông nghiệp

13h05 - 13h20

Mùa vàng (phát lại)

13h20 - 13h25

Quảng cáo

13h25 - 13h40

Dòng chảy kinh tế (phát lại)

13h40 - 13h45

Quảng cáo

13h45 - 14h00

Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)

14h00 - 14h05

Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)

14h05 - 14h35

Chân dung cuộc sống

14h35 - 14h50

Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)
Mới nhất Đọc nhiều Bàn luận nhiều nhất