Lời thề trước Đảng - lời hứa trước dân (28/10/2020)

Theo Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cùng với hoạch định chủ trương, đường lối, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, Văn kiện cũng đặt ra mục tiêu cụ thể với khát vọng: Đến giữa thế kỷ 21, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, hùng cường, khơi dậy giá trị con người Việt Nam, “vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc”. Trong các Hội nghị của nhiệm kỳ XII, Ban chấp hành Trung ương đã xác định: để đạt được mục tiêu, khát vọng ấy, điều cốt yếu và mang tính quyết định, xuyên suốt chính là con người; là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đủ đức, đủ tài và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, là những nhân sự sẽ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, gánh vác trọng trách lớn lao trong nhiệm kỳ tới. Làm sao để xây dựng được cán bộ chủ chốt của nhiệm kỳ XIII thực sự là tinh hoa của Đảng, những cán bộ thực sự bản lĩnh, có phẩm chất, trí tuệ và uy tín cao trong Đảng, tín nhiệm trong nhân dân?- Đây là nội dung được bàn luận trong Chuyên mục "Đảng trong cuộc sống" hôm nay với chủ đề: "LỜI THỀ TRƯỚC ĐẢNG - LỜI HỨA TRƯỚC DÂN", với sự tham gia của vị khách mời là Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo - Nguyên ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương - chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Lời thề trước Đảng - lời hứa trước dân (28/10/2020)

Theo Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cùng với hoạch định chủ trương, đường lối, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, Văn kiện cũng đặt ra mục tiêu cụ thể với khát vọng: Đến giữa thế kỷ 21, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, hùng cường, khơi dậy giá trị con người Việt Nam, “vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc”. Trong các Hội nghị của nhiệm kỳ XII, Ban chấp hành Trung ương đã xác định: để đạt được mục tiêu, khát vọng ấy, điều cốt yếu và mang tính quyết định, xuyên suốt chính là con người; là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đủ đức, đủ tài và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, là những nhân sự sẽ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, gánh vác trọng trách lớn lao trong nhiệm kỳ tới. Làm sao để xây dựng được cán bộ chủ chốt của nhiệm kỳ XIII thực sự là tinh hoa của Đảng, những cán bộ thực sự bản lĩnh, có phẩm chất, trí tuệ và uy tín cao trong Đảng, tín nhiệm trong nhân dân?- Đây là nội dung được bàn luận trong Chuyên mục "Đảng trong cuộc sống" hôm nay với chủ đề: "LỜI THỀ TRƯỚC ĐẢNG - LỜI HỨA TRƯỚC DÂN", với sự tham gia của vị khách mời là Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo - Nguyên ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương - chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nhân sự trượt cấp uỷ: Nhìn từ một số đại hội cấp trên cơ sở (9/9/2020)

Theo Ban Tổ chức Trung ương, đến thời điểm này đã có 99% Đảng bộ cấp huyện và tương đương tổ chức thành công Đại hội, góp phần quan trọng vào công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 sắp tới. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Tổ chức Trung ương cũng chỉ ra một số hạn chế qua tổ chức Đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở, đặc biệt là công tác nhân sự. Theo đó, công tác chuẩn bị nhân sự của một số cấp ủy chưa thật tốt nên có trường hợp bầu không đúng với đề án nhân sự được phê duyệt. Một số ít nơi, nhân sự được giới thiệu tái cử nhưng không trúng cử, cá biệt có trường hợp là cán bộ chủ chốt. Thực tế này cần được thẳng thắn nhìn nhận như thế nào để rút kinh nghiệm tổ chức thành công và trọn vẹn đại hội Đảng cấp tỉnh, thành phố. Đây cũng là những nội dung được chúng tôi bàn luận trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” hôm nay với chủ đề: NHÂN SỰ TRƯỢT CẤP ỦY- NHÌN TỪ MỘT SỐ ĐẠI HỘI CẤP TRÊN CƠ SỞ - với sự tham gia của vị khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nhân sự trượt cấp uỷ: Nhìn từ một số đại hội cấp trên cơ sở (9/9/2020)

Theo Ban Tổ chức Trung ương, đến thời điểm này đã có 99% Đảng bộ cấp huyện và tương đương tổ chức thành công Đại hội, góp phần quan trọng vào công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 sắp tới. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Tổ chức Trung ương cũng chỉ ra một số hạn chế qua tổ chức Đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở, đặc biệt là công tác nhân sự. Theo đó, công tác chuẩn bị nhân sự của một số cấp ủy chưa thật tốt nên có trường hợp bầu không đúng với đề án nhân sự được phê duyệt. Một số ít nơi, nhân sự được giới thiệu tái cử nhưng không trúng cử, cá biệt có trường hợp là cán bộ chủ chốt. Thực tế này cần được thẳng thắn nhìn nhận như thế nào để rút kinh nghiệm tổ chức thành công và trọn vẹn đại hội Đảng cấp tỉnh, thành phố. Đây cũng là những nội dung được chúng tôi bàn luận trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” hôm nay với chủ đề: NHÂN SỰ TRƯỢT CẤP ỦY- NHÌN TỪ MỘT SỐ ĐẠI HỘI CẤP TRÊN CƠ SỞ - với sự tham gia của vị khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay” (17/6/2020)

Công tác nhân sự luôn được xem là quan trọng nhất trong mỗi kỳ đại hội. Bởi điều đó quyết định đến những con người sẽ lãnh đạo Đảng, bộ máy của Nhà nước ở các cấp trong nhiệm kỳ tới; những người sẽ có tiếng nói, vai trò quyết định đường hướng phát triển mọi mặt của mỗi địa phương, tổ chức và của đất nước trong tương lai. Trong cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 13 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo: “Phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội 13 của Đảng; phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt,” có liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Công tác nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan; cách làm phải thận trọng, làm từng khâu, từng công đoạn, theo một quy trình chặt chẽ, làm đến đâu chắc đến đó”. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo dân chủ, công tâm, không bỏ sót người thực đức, thực tài? Làm thế nào nhận diện được hành vi vu khống, bôi nhọ xuyên tạc, “ném đá giấu tay” khi đơn, thư khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng đột biến trước Đại hội? Làm thế nào để nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt” được thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta? Trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” số thứ 9 hôm nay, PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ bàn luận về vấn đề này với chủ đề: Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay”.

Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay” (17/6/2020)

Công tác nhân sự luôn được xem là quan trọng nhất trong mỗi kỳ đại hội. Bởi điều đó quyết định đến những con người sẽ lãnh đạo Đảng, bộ máy của Nhà nước ở các cấp trong nhiệm kỳ tới; những người sẽ có tiếng nói, vai trò quyết định đường hướng phát triển mọi mặt của mỗi địa phương, tổ chức và của đất nước trong tương lai. Trong cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 13 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo: “Phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội 13 của Đảng; phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt,” có liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Công tác nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan; cách làm phải thận trọng, làm từng khâu, từng công đoạn, theo một quy trình chặt chẽ, làm đến đâu chắc đến đó”. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo dân chủ, công tâm, không bỏ sót người thực đức, thực tài? Làm thế nào nhận diện được hành vi vu khống, bôi nhọ xuyên tạc, “ném đá giấu tay” khi đơn, thư khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng đột biến trước Đại hội? Làm thế nào để nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt” được thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta? Trong Chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” số thứ 9 hôm nay, PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ bàn luận về vấn đề này với chủ đề: Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay”.

Nhân sự Đại hội XIII: Gốc có vững thì cây mới bền (20/5/2020)

Các cấp ủy Đảng trong cả nước đang chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là công tác nhân sự. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng: “đây là công tác phức tạp, khó, nhạy cảm”, đồng thời yêu cầu “không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ tài dẫn đến hại nước hại dân”. Vấn đề này một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11 đến 14/5 vừa qua. Yêu cầu ấy đặt ra trọng trách với từng tổ chức Đảng và đảng viên. Làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược? Làm sao thấy được bản chất của người lấy cái “mã bên ngoài che đậy cái sơ sài bên trong”? Làm sao để cán bộ tổ chức không bị lợi dụng biến thành công cụ của các phần tử chạy chức, chạy quyền? Làm sao giữ được sự bền chắc của “công việc gốc của Đảng”? “Gốc có vững, cây mới bền”, đây cũng là nội dung được bàn luận trong chuyên mục Đảng trong cuộc sống số thứ 8 với sự tham gia của ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vu Tổ chức cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương.

Nhân sự Đại hội XIII: Gốc có vững thì cây mới bền (20/5/2020)

Các cấp ủy Đảng trong cả nước đang chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là công tác nhân sự. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng: “đây là công tác phức tạp, khó, nhạy cảm”, đồng thời yêu cầu “không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ tài dẫn đến hại nước hại dân”. Vấn đề này một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11 đến 14/5 vừa qua. Yêu cầu ấy đặt ra trọng trách với từng tổ chức Đảng và đảng viên. Làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược? Làm sao thấy được bản chất của người lấy cái “mã bên ngoài che đậy cái sơ sài bên trong”? Làm sao để cán bộ tổ chức không bị lợi dụng biến thành công cụ của các phần tử chạy chức, chạy quyền? Làm sao giữ được sự bền chắc của “công việc gốc của Đảng”? “Gốc có vững, cây mới bền”, đây cũng là nội dung được bàn luận trong chuyên mục Đảng trong cuộc sống số thứ 8 với sự tham gia của ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vu Tổ chức cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương.