Xây dựng văn hoá - Con người Việt Nam: Sức mạnh nội sinh phát triển đất nước (24/11/2021)

Hôm nay 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước, nhân dịp tròn 75 năm ngày diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập ngày 24/11/1946. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó chính là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam. Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, với mục tiêu: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị cũng có một ý nghĩa quan trọng, mở ra bước ngoặt trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vậy, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người mới, hệ văn hoá mới của Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay? GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và PGS -TS Nguyễn Toàn Thắng- Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia cùng bàn luận về câu chuyện này.

Xây dựng văn hoá - Con người Việt Nam: Sức mạnh nội sinh phát triển đất nước (24/11/2021)

Hôm nay 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước, nhân dịp tròn 75 năm ngày diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập ngày 24/11/1946. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó chính là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam. Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, với mục tiêu: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị cũng có một ý nghĩa quan trọng, mở ra bước ngoặt trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vậy, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người mới, hệ văn hoá mới của Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay? GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và PGS -TS Nguyễn Toàn Thắng- Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia cùng bàn luận về câu chuyện này.

Để cán bộ không còn phải đi trên dây (08/09/2021)

Tại quy định 22, Ban chấp hành Trung ương yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện những nhân tố mới, tích cực để phát huy, bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đây là sự thay đổi lớn về quan điểm cũng như tư duy trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật của Đảng. Nhìn lại công cuộc đổi mới của đất nước ta trong hơn 35 năm qua đã chứng minh, những tấm gương đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, khởi xướng công cuộc đổi mới như Tổng Bí thư Trường Chinh; Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh; quyết định xây dựng đường dây tải điện 500 kV của Thủ tướng Võ Văn Kiệt…. đã trở thành những yếu tố quyết định, mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội có tính đột phá ở nước ta trong thời kỳ mới. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm không chỉ là việc cán bộ quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao, mà còn thể hiện ở tinh thần dám đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, dám đứng lên phê phán, nhìn thẳng vào những khuyết điểm của bản thân, của tập thể, đồng nghiệp và của cấp trên. Trong bối cảnh hiện nay, đây là công việc rất khó. Làm sao để ngày càng có nhiều cán bộ thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng trao quyền giao phó? Vậy làm thế nào để khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám đột phá vì lợi ích chung?

Để cán bộ không còn phải đi trên dây (08/09/2021)

Tại quy định 22, Ban chấp hành Trung ương yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện những nhân tố mới, tích cực để phát huy, bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đây là sự thay đổi lớn về quan điểm cũng như tư duy trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật của Đảng. Nhìn lại công cuộc đổi mới của đất nước ta trong hơn 35 năm qua đã chứng minh, những tấm gương đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, khởi xướng công cuộc đổi mới như Tổng Bí thư Trường Chinh; Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh; quyết định xây dựng đường dây tải điện 500 kV của Thủ tướng Võ Văn Kiệt…. đã trở thành những yếu tố quyết định, mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội có tính đột phá ở nước ta trong thời kỳ mới. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm không chỉ là việc cán bộ quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao, mà còn thể hiện ở tinh thần dám đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, dám đứng lên phê phán, nhìn thẳng vào những khuyết điểm của bản thân, của tập thể, đồng nghiệp và của cấp trên. Trong bối cảnh hiện nay, đây là công việc rất khó. Làm sao để ngày càng có nhiều cán bộ thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng trao quyền giao phó? Vậy làm thế nào để khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám đột phá vì lợi ích chung?

Đoàn kết - Sức mạnh nội sinh để vượt qua Covit-19 (4/8/2021)

Những ngày này đất nước ta đang phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19, khi biến thể Delta của virut SarsCoV2 đang lây lan với tốc độ nhanh tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm Covid-19. Trước tình hình khó khăn này, ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nhấn mạnh: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành chống đại dịch COVID-19. Lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng ta phát đi vào thời điểm đất nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chính vì vậy, lúc này cần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – và sự đồng lòng vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng hành, ủng hộ của nhân dân cả nước – sức mạnh nội sinh trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Bà Nguyễn Thị Doan - Nguyên Phó Chủ tịch nước cùng bàn luận chủ đề: ĐOÀN KẾT – SỨC MẠNH NỘI SINH ĐỂ VƯỢT QUA COVID-19"

Đoàn kết - Sức mạnh nội sinh để vượt qua Covit-19 (4/8/2021)

Những ngày này đất nước ta đang phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19, khi biến thể Delta của virut SarsCoV2 đang lây lan với tốc độ nhanh tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm Covid-19. Trước tình hình khó khăn này, ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nhấn mạnh: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành chống đại dịch COVID-19. Lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng ta phát đi vào thời điểm đất nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chính vì vậy, lúc này cần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – và sự đồng lòng vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng hành, ủng hộ của nhân dân cả nước – sức mạnh nội sinh trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Bà Nguyễn Thị Doan - Nguyên Phó Chủ tịch nước cùng bàn luận chủ đề: ĐOÀN KẾT – SỨC MẠNH NỘI SINH ĐỂ VƯỢT QUA COVID-19"