5 năm thực hiện Chỉ thị 05: Lấy “xây” để “chống” (5/5/2021)

5 năm qua, việc thực hiện Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ đang có sức lan tỏa lớn trong xã hội, trong mọi tầng lớp nhân dân.Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nội dung xây dựng Đảng về đạo đức đã được chính thức đề cập trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đặt ra vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức trong nhiệm kỳ này, Đảng ta đã nhìn nhận có những vấn đề chưa ổn về mặt đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên nói riêng. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã thực hiện giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Đây là nhiệm vụ bảo đảm thành công đối với công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu”. Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta là đại diện cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc, nên Đảng phải là đạo đức, là văn minh. Giáo sư, Tiến sỹ Mạch Quang Thắng bàn luận về 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 này.

5 năm thực hiện Chỉ thị 05: Lấy “xây” để “chống” (5/5/2021)

5 năm qua, việc thực hiện Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ đang có sức lan tỏa lớn trong xã hội, trong mọi tầng lớp nhân dân.Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nội dung xây dựng Đảng về đạo đức đã được chính thức đề cập trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đặt ra vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức trong nhiệm kỳ này, Đảng ta đã nhìn nhận có những vấn đề chưa ổn về mặt đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên nói riêng. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã thực hiện giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Đây là nhiệm vụ bảo đảm thành công đối với công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu”. Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta là đại diện cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc, nên Đảng phải là đạo đức, là văn minh. Giáo sư, Tiến sỹ Mạch Quang Thắng bàn luận về 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 này.

Không dám tham nhũng và không thể tham nhũng (07/04/2021)

Trong chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” số trước Đài TNVN đã bàn luận chủ đề RÀNG BUỘC VÀ GIÁM SÁT QUYỀN LỰC và đã làm rõ việc tha hóa quyền lực sẽ gia tăng các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Một khi quyền lực công đã bị chiếm đoạt và lợi dụng vào mục đích riêng, tư lợi thì con đường dẫn đến tha hóa, tham ô, tham nhũng và quá trình tụt dốc của đạo đức công vụ sẽ ngắn và nhanh nhất. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm, đó là để phòng chống tham nhũng, công tác kiểm tra giám sát phải bài bản và quyết liệt hơn gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật để “không dám tham nhũng” và “không thể tham nhũng”. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ số. Tham nhũng là vấn đề nhức nhối của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngoài những biện pháp phòng, chống và hình phạt cho tội phạm tham nhũng mà các quốc gia đang áp dụng thì việc áp dụng công nghệ số có thể đem lại hiệu quả nhất định cho cuộc chiến cam go này. Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp đề cập rõ hơn vấn đề này.

Không dám tham nhũng và không thể tham nhũng (07/04/2021)

Trong chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” số trước Đài TNVN đã bàn luận chủ đề RÀNG BUỘC VÀ GIÁM SÁT QUYỀN LỰC và đã làm rõ việc tha hóa quyền lực sẽ gia tăng các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Một khi quyền lực công đã bị chiếm đoạt và lợi dụng vào mục đích riêng, tư lợi thì con đường dẫn đến tha hóa, tham ô, tham nhũng và quá trình tụt dốc của đạo đức công vụ sẽ ngắn và nhanh nhất. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm, đó là để phòng chống tham nhũng, công tác kiểm tra giám sát phải bài bản và quyết liệt hơn gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật để “không dám tham nhũng” và “không thể tham nhũng”. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ số. Tham nhũng là vấn đề nhức nhối của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngoài những biện pháp phòng, chống và hình phạt cho tội phạm tham nhũng mà các quốc gia đang áp dụng thì việc áp dụng công nghệ số có thể đem lại hiệu quả nhất định cho cuộc chiến cam go này. Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp đề cập rõ hơn vấn đề này.

Ràng buộc và giám sát quyền lực (10/3/2021)

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trước tiên là: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh; Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Qua việc xử lý nghiêm hàng nghìn cán bộ, đảng viên trong nhiệm kỳ 12, trong đó có những cán bộ cấp cao cho thấy: Việc kiểm soát quyền lực nếu bị buông lỏng sẽ làm quyền lực bị tha hóa, gia tăng lộng quyền, lạm quyền và hàng loạt hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ có chức, có quyền. Thực tế đó đặt ra yêu cầu khi thực hiện Nghị quyết Đại hội 13, đó là phải tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng. Những nội dung này sẽ được bàn luận trong Chuyên mục Đảng trong cuộc sống hôm nay với chủ đề: "Ràng buộc và giám sát quyền lực" với sự tham gia của vị khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Báo, Giảng viên Cao cấp Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Ràng buộc và giám sát quyền lực (10/3/2021)

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trước tiên là: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh; Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Qua việc xử lý nghiêm hàng nghìn cán bộ, đảng viên trong nhiệm kỳ 12, trong đó có những cán bộ cấp cao cho thấy: Việc kiểm soát quyền lực nếu bị buông lỏng sẽ làm quyền lực bị tha hóa, gia tăng lộng quyền, lạm quyền và hàng loạt hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ có chức, có quyền. Thực tế đó đặt ra yêu cầu khi thực hiện Nghị quyết Đại hội 13, đó là phải tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng. Những nội dung này sẽ được bàn luận trong Chuyên mục Đảng trong cuộc sống hôm nay với chủ đề: "Ràng buộc và giám sát quyền lực" với sự tham gia của vị khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Báo, Giảng viên Cao cấp Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII (10/02/2021)

Cách đây 91 năm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930). Đây là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại. Từ đây, cách mạng Việt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường cho toàn dân đứng lên đánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem lại độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ là một đảng cách mạng chân chính, hội tụ sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam suốt 91 năm qua đã minh chứng cho tầm vóc, bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, một sự kiện trọng đại của Đảng ta, đất nước ta, đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thành công tốt đẹp. Trong bài phát biểu tại đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự hào, động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Nhìn lại những dấu son trong lịch sử để hướng đến tương lai, đây là nội dung của Chương trình Đảng trong cuộc sống hôm nay với chủ đề: Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 13 với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.

Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII (10/02/2021)

Cách đây 91 năm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930). Đây là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại. Từ đây, cách mạng Việt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường cho toàn dân đứng lên đánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem lại độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ là một đảng cách mạng chân chính, hội tụ sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam suốt 91 năm qua đã minh chứng cho tầm vóc, bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, một sự kiện trọng đại của Đảng ta, đất nước ta, đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thành công tốt đẹp. Trong bài phát biểu tại đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự hào, động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Nhìn lại những dấu son trong lịch sử để hướng đến tương lai, đây là nội dung của Chương trình Đảng trong cuộc sống hôm nay với chủ đề: Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 13 với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.