VOV1 - Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025 yêu cầu bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, hệ thống truyền tải điện và bảo đảm an toàn cung cấp điện trong mùa mưa bão...
VOV1 - Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025 yêu cầu bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, hệ thống truyền tải điện và bảo đảm an toàn cung cấp điện trong mùa mưa bão...
Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, nước ta hiện có khoảng hơn 4 triệu người mắc các bệnh về da và nằm trong số các nước có tỷ lệ mắc bệnh da liễu cao trên toàn thế giới. Một số bệnh về da là tạm thời, một số là vĩnh viễn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thẩm mỹ của mỗi người. Vậy người dân thường gặp những bệnh lý gì về da?Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh về da cho người dân? Đội ngũ thầy thuốc da liễu đã có những nghiên cứu, đóng góp ra sao công tác điều trị? Giải đáp nội dung này, khách mời là ThS.BS Hoàng Văn Tâm - Phó trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: từ tháng 10 cho tới hết năm 2020, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5-7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam. Trong tháng đầu năm 2021, vẫn có khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía nam Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ; khả năng vẫn còn những đợt mưa lớn, đặc biệt lớn dồn dập và kéo dài ở Trung Bộ, nhất là khu vực Trung Bộ và Nam Trung Bộ trong các tháng 10 và tháng 11-2020. Hiện đang là thời gian cao điểm mùa mưa bão. Trong bối cảnh cả nước hiện có hàng nghìn hồ chứa thủy lợi và thủy điện, trong đó có những hồ thủy điện có dung tích chứa nước lớn. Cùng với việc đảm bảo an toàn điện thì an toàn hồ đập cũng như an toàn cho người dân vùng hạ du trong mùa mưa bão là vấn đề đặt ra. Cùng khách mời là ông Nguyễn Quốc Chính - Phó trưởng ban kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ trao đổi kỹ hơn vè vấn đề này.
Khi tuổi càng cao đồng nghĩa với hệ miễn dịch trong cơ thể ngày càng suy giảm. Đó là lý do khiến những người cao tuổi thường hay mắc các bệnh như: cảm cúm, ngạt mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt và rất dễ bị nhiễm trùng. Hay chỉ cần một chút biến đổi về thời tiết, “trái gió trở trời” thôi là người già có nguy cơ nhiễm bệnh. một sản phẩm hữu dụng trong vấn đề bồi bổ sức khỏe và luôn được xem là bí quyết tăng cường hệ miễn dịch cho người cao tuổi cần có sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, các bác cao niên mắc các bệnh lý nền như phổi, tim mạch, huyết áp, tiểu đường…hoặc đang trong diện suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể hãy cùng tham khảo sản phẩm Đông trùng hạ thảo. Khách mời là GS.TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế sẽ tư vấn kỹ hơn để tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể trong phòng tránh bệnh tật vào thời điểm này?
Thưa quý vị và cá bạn, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông - quảng cáo, ngành Thiết kế Đồ họa trở thành một ngành học hấp dẫn với các bạn trẻ có cá tính, đam mê thiết kế và thích làm việc trong môi trường năng động, trẻ trung. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội quảng cáo (VAA), ở nước ta hiện tại có hơn 50 công ty quảng cáo nước ngoài, khoảng 3.000 công ty quảng cáo Việt Nam, hàng nghìn công ty chuyên về thiết kế đồ họa. Không chỉ các công ty quảng cáo, công ty truyền thông, các đơn vị xuất bản, tòa soạn, cơ quan báo đài và rất nhiều công ty, tập đoàn lớn đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực thiết kế. Để tìm hiểu kỹ hơn về ngành thiết kế đồ họa và quá trình đào tạo để trở thành một người làm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, chương trình hôm nay chúng ta cùng trao đổi với vị khách mời là bà Nguyễn Thị Thùy Vân - Trưởng phòng tuyển sinh Trường Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT.
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ đầu năm đến giờ khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Đối mặt với tình trạng mất việc, người lao động đều trông chờ vào một điểm tựa, đó là: bảo hiểm thất nghiệp. Đây được coi là chiếc “Phao cứu sinh” trong mùa dịch bệnh. Tuy nhiên, khôngphải ai cũng nắm thông tin đầy đủ về chế độ Bảo hiểm thất nghiệp và còn nhiều lúng túng trong chuẩn bị các giấy tờ để giải quyết chế độ Bảo hiểm thất nghiệp được nhanh, gọn. Làm thế nào khắc phục những khó khăn này? Đây là nội dung chúng tôi trao đổi với vị khách mời là bà Vũ Thị Thanh Liễu – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội trong chương trình hôm nay.
Vô lăng bị lệch không chỉ gây khó khăn trong việc điều khiển, mà còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Vậy nguyên nhân vô lăng bị lệch là gì? Cách điều chỉnh vô lăng bị lệch như thế nào? Kỹ sư Trần Lê Văn sẽ sẽ tư vấn về vấn đề này.
Theo thống kê, số người mắc các bệnh về xương khớp ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng với 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80 bị thoái hóa khớp, đây đang là thách thức của y tế Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi thập niên 2011 - 2020 là “Thập niên xương và khớp”. Theo đó, WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới. Cùng khách mời là PGS.TS Lưu Thị Bình, Trưởng Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và PGS.TS Lưu Thị Bình hiện đang là Giảng viên cao cấp Đại học Y dược Thái Nguyên, Ủy viên Ban thường vụ Hội khớp học Việt Nam để tìm hiểu về nguyên nhân, cách thức dự phòng và điều trị các bệnh lý xương khớp này.
Những lưu ý đối với phụ nữ khi lái xe và một vài kinh nghiệm liên quan đến việc phụ nữ lái xe khi gặp sự cố trên đường.
Những năm gần đây, 1 số địa phương đã áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp, đưa các thiết bị máy móc, trong đó có máy cấy lúa vào phục vụ sản xuất; từ đó góp phần giúp lao động nông thôn đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, hình ảnh người nông dân “chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non” quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vẫn còn khá phổ biến. Vậy làm thế nào để “giải phóng” sức lao động cho người làm nông nghiệp. Bàn về nội dung này, khách mời là ông Trần Đại Nghĩa, một hội viên nông dân ở xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, người đầu tiên sáng chế ra chiếc máy cấy lúa made in Việt Nam và anh Trần Văn Thành là con trai cả của ông Trần Đại Nghĩa đang nghiên cứu để cải tiến chiếc máy cấy lúa ngày càng ưu việt hơn.
Giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế sẽ tư vấn cùng quý vị thính giả những biện pháp tăng cường sức khỏe bằng viên bổ phế đông trùng hạ thảo BANIKHA.