Bệnh nhân COPD và chế độ điều trị không dùng thuốc (08/7/2023)

Bệnh nhân COPD và chế độ điều trị không dùng thuốc (08/7/2023)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD mức trung bình và nặng, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 35. Cho đến nay, chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và biết cách xử trí, bệnh nhân có thể được kiểm soát tình trạng bệnh, giảm triệu chứng, giảm số đợt cấp cần nhập viện. Để đối phó với căn bệnh nguy hiểm này, từ lâu người ta sử dụng thuốc nam trị phổi tắc nghẽn rất hiệu quả và an toàn. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bệnh nhân mắc COPD cần làm gì để hạn chế nguy cơ biến chứng và có một chế độ điều trị không dùng thuốc. Đây là chủ đề mà chương trình “Tư vấn sức khỏe” muốn trao đổi cùng quý vị. Chuyên gia sức khỏe y học cổ truyền, rất nhiều kinh nghiệm chữa bệnh sử dụng thảo dược đã được chúng tôi mời tham gia tư vấn hôm nay là: Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải- Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình.

Học sinh thi vào 10 có những cơ hội học tập nào? (07/07/2023)

Học sinh thi vào 10 có những cơ hội học tập nào? (07/07/2023)

Sau khi Sở Giáo dục Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10, có khoảng 33.000 học sinh không đỗ nguyện vọng vào các trường công lập. Trong khi đó, không phải học sinh, gia đình nào cũng mong muốn hoặc có đủ điều kiện để con em theo học trường dân lập. Vậy với học sinh thi vào lớp 10 ngoài học tại các trường THPT công lập, dân lập, trường Quốc tế thì còn có những lựa chọn nào khác để có thể giảm áp lực cho học sinh và cả phụ huynh? - Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội.

Thử thách lái xe mùa mưa trên đường đất đỏ Tây Nguyên (06/7/2023)

Thử thách lái xe mùa mưa trên đường đất đỏ Tây Nguyên (06/7/2023)

Vào mùa mưa ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ, các bác tài lái xe trên các cung đường sẽ ít nhiều phải đối mặt với thử thách đường trơn trượt hay lún lầy sau những cơn mua, đặc biệt là ở những vùng đất đặc thù như khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Kinh nghiệm của các bác tài lái xe mùa mưa ở những cung đường Tây Nguyên, xin mời kết nối cùng BHĐX.

Kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường bằng cách nào? (06/07/2023)

Kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường bằng cách nào? (06/07/2023)

Hiện nay, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ hơn 46g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo (dưới 25g/ngày) của Tổ chức Y tế thế giới. Vậy việc sử dụng quá nhiều đồ uống có đường có thể gây hại như thế nào cho sức khỏe, nhất là với trẻ em? Cần làm gì để kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường? Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị An- Tổ chức HealthBridge cùng bàn luận về vấn đề này.

Thực trạng thừa cân béo phì và tiêu dùng đồ uống có đường ở Việt Nam (05/07/2023)

Thực trạng thừa cân béo phì và tiêu dùng đồ uống có đường ở Việt Nam (05/07/2023)

Theo Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), 20 năm qua, mức tiêu thụ đồ uống có đường trên đầu người tại Việt Nam tăng rất nhanh, từ 6 triệu lít (năm 2002) lên 55 triệu lít (năm 2021). Đây là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống như: Rối loạn chuyển hóa, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, sâu răng, gãy xương, ung thư… Vậy làm thế nào để phòng chống những hệ lụy vừa nêu? Vị khách mời của chương trình là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Hoá sinh và chuyển hoá dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.

Nghỉ hè nhiều trẻ em lưu thông trên đường, làm sao để lái xe an toàn? (05/7/2023)

Nghỉ hè nhiều trẻ em lưu thông trên đường, làm sao để lái xe an toàn? (05/7/2023)

Tuần này chương trình đề cập đến câu chuyện nguy cơ tai nạn với trẻ em, học sinh khi mùa hè đến. Các em không phải đến trường có thể sẽ ra đường nhiều hơn, ý thức tham gia giao thông lại chưa cao nên rất dễ dẫn đến tai nạn. Người lái xe cần chú ý đến trẻ con thế nào khi lưu thông trên đường? Rất mong lắng nghe kinh nghiệm từ các bác tài và quý vị thính giả.

Khắc phục một số ảnh hưởng của nắng nóng đến gia súc, gia cầm (04/07/2023)

Khắc phục một số ảnh hưởng của nắng nóng đến gia súc, gia cầm (04/07/2023)

# Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, năm nay thời tiết nắng nóng diễn biến phức tạp. Đây là một trong những yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung với mật độ cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Để khắc phục những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng đến đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần phải làm gì? – đây là nội dung vị khách mời trong chương trình hôm nay sẽ tư vấn cho các bạn. # Khách mời: TS Nguyễn Thị Liên Hương – Phó trưởng phòng Khuyến nông Chăn nuôi, thú y - Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia

Coi trọng chuyển đổi số trong công tác quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia (29/06/2023)

Coi trọng chuyển đổi số trong công tác quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia (29/06/2023)

Trước đây, đa phần công việc trong công tác quản lý, vận hành lưới điện phải thực hiện thủ công, người lao động rất vất vả do lưới điện Việt Nam trải dài, đi qua nhiều địa hình phức tạp, đồi núi hiểm trở, khó khăn. Những năm qua, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư, áp dụng công nghệ mới giúp phát hiện nhanh các sự cố để kip thời xử lý, thực hiện nhiều việc trên lưới điện đang mang tải… qua đó, vừa giúp giảm sức lao động nặng nhọc, vất vả, vừa góp phần đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định cho kinh tế và đời sống. “Coi trọng chuyển đổi số trong công tác quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của vị khách mời là ông Lưu Việt Tiến - Phó TGĐ Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT).