Hà Nội ghi nhận một trường hợp tử vong do sởi (23/03/2025)
VOV1 - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thông tin, 1 trường hợp tử vong do sởi là trẻ 44 tháng tuổi ở quận Nam Từ Liêm. Điều tra dịch tễ cho thấy trẻ tiền sử không tiêm vaccine phòng bệnh sởi.

# Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác hơn 42.000 trường hợp nghi mắc sởi tại 63 tỉnh, thành phố, 5 trường hợp tử vong, đa số trường hợp mắc bệnh ở nhóm trẻ em từ 09 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi. Bộ Y tế cũng cho biết, bệnh sởi đã có xu hướng chững lại, nhưng gia tăng cục bộ tại một số địa phương, nhất là ở một số tỉnh, thành phố di biến động dân cư nhiều, khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn, tỷ lệ tiêm chủng vaccine... Do đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, đảm bảo đủ nhân lực hỗ trợ các địa phương nhất là nơi đang ghi nhận gia tăng bệnh sởi để triển khai hiệu quả tiêm chủng thường xuyên, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng chiến dịch cho trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi trên địa bàn, ưu tiên các huyện đang có nhiều ca mắc hoặc nghi mắc sởi, linh hoạt các hình thức tiêm chủng phù hợp theo quy định.

# Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thông tin, 1 trường hợp tử vong do sởi là trẻ 44 tháng tuổi ở quận Nam Từ Liêm. Điều tra dịch tễ cho thấy trẻ tiền sử không tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Cũng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cộng dồn năm 2025 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.058 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 1 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024.

# Còn tại Hà Tĩnh, theo thống kê từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 550 ca mắc sởi tại các huyện, thị xã, thành phố, trong đó, một số địa phương có số ca mắc lớn như thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Can Lộc, TP Hà Tĩnh… Tuy nhiên, nhờ kịp thời phát hiện nên các ca bệnh đều được điều trị tại các trung tâm y tế và trạm y tế, không có trường hợp biến chứng nặng. Ngành y tế Hà Tĩnh cũng cho biết, trong 3.800 liều được phân bổ cho 10 địa phương đã tiêm 3.600 liều, còn lại 200 liều đang được các địa phương bảo quản để tổ chức tiêm vét, tiêm bù cho các đối tượng không có mặt trên địa bàn hoặc có những lý do khách quan chưa thể tiêm chủng.

# Sau quá trình kiểm tra, đánh giá thực tế, Đoàn thẩm định Bộ Y tế nhất trí Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đạt các tiêu chuẩn, đáp ứng đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người hiến sống và từ người hiến chết não. Tỉnh Quảng Ninh hiện có khoảng 700 bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo, riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh là 160 người bệnh, trong đó có rất nhiều trường hợp suy thận giai đoạn cuối đang chờ ghép thận, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, việc triển khai kỹ thuật này tại địa phương là hết sức cần thiết.

# Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa phối hợp với các chuyên gia đầu ngành về tim mạch can thiệp Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) thực hiện thành công kỹ thuật nong bóng và đặt stent động mạch chi dưới phức tạp cho 3 bệnh nhân tắc động mạch chậu đùi. Các bác sĩ cho biết, 3 bệnh nhân được điều trị lần này ở độ tuổi cao từ 62 - 73 tuổi, động mạch chi dưới sau can thiệp vẫn có nguy cơ bị tái hẹp hoặc tái tắc. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân phải dùng thuốc đúng chỉ định, thuốc chống kết tập tiểu cầu, statin kiểm soát mỡ máu, thuốc giãn mạch nếu cần; kiểm soát các bệnh nền, bỏ thuốc lá, tập luyện hợp lý và tái khám định kỳ.

# Theo PGS.BS Võ Duy Thông - trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM), các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp hiện nay tại Việt Nam bao gồm trào ngược dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy, nhiễm vi khuẩn HP… Đáng nói, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP của nước ta vẫn đang ở mức cao. Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đang có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP tăng nhanh. Theo đó, vi khuẩn HP lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa thông qua thức ăn và nước uống bị ô nhiễm, hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt và chất dịch của người bị nhiễm. Cũng theo bác sĩ Võ Duy Thông, so với 10 năm trước đây, nhận thức của người dân về vi khuẩn HP hiện đã cải thiện hơn. Từ đó, số người nhiễm HP dường như đã giảm, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao.

# Qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm, các nhà khoa học Thụy Sỹ đã phát triển thành công nguyên liệu GO-LESS (hỗn hợp chiết xuất từ hạt bí đỏ đặc biệt PEPO và mầm đậu nành), có tác dụng chuyên biệt giúp phục hồi chức năng bàng quang, qua 3 cơ chế tác động: Giảm co thắt, tăng tính đàn hồi của cơ bàng quang. Duy trì sự khỏe mạnh của hệ thống thần kinh – cơ kiểm soát hoạt động tiểu tiện. Tăng sức cơ vùng chậu, nâng đỡ bàng quang. Với những tác động vượt trội trên bàng quang, GO-LESS được các chuyên gia đánh giá là bước đột phá giúp kiểm soát hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB), giảm số lần đi tiểu ban ngày và ban đêm, tiểu không kiểm soát, ở cả nam giới và phụ nữ.

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận