VOV1 - Người dân Đắk Lắk tin tưởng, kỳ vọng vào sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 kéo dài, nhiều lao động phải nghỉ việc, mất việc, cuộc sống khó khăn nên đã lựa chọn nhận BHXH một lần. Trong những tháng đầu năm nay, số người hưởng BHXH một lần tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc người lao động rút BHXH một lần đồng nghĩa với việc họ rời khỏi lưới an sinh xã hội. Vậy giải pháp nào để giữ chân người lao động tiếp tục ở lại hệ thống an sinh, để được hưởng các chế độ khi về già?
# Đến thời điểm này, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp kết dư gần 90.000 tỉ đồng. Trong thời điểm cả người lao động và người sử dụng lao động đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất giảm mức đóng và các mục chi trả để giảm bớt khó khăn cho cả người lao động và doanh nghiệp.
# Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, số nợ đóng, chậm đóng BHXH dự báo có thể tiếp tục có xu hướng gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Đáng lưu ý, nhóm chậm đóng từ 3 năm trở lên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ, riêng số nợ của nhóm này và nợ lãi chậm đóng thì đã chiếm gần 60% tổng số nợ BHXH.
Để kịp thời hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp làm thủ tục xác nhận tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) nhận hỗ trợ từ Gói an sinh lần 2 theo Nghị quyết 68, BHXH Việt Nam đã áp dụng 6 dịch vụ công nhận và giải quyết trực tuyến những thủ tục này. Người lao động và doanh nghiệp có thể ngồi nhà thực hiện các thủ tục mà không phải đến cơ quan BHXH.
Việc thực hiện thông tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) mang lại quyền lợi nhiều nhất cho người tham gia, nhưng mặt trái của nó là hành vi trục lợi bảo hiểm y tế gia tăng. Hành vi trục lợi Quỹ BHYT trong thời gian qua cũng đã được BHXH đánh giá qua số liệu thống kê tổng quát cũng như rà soát chuyên đề. Những kẽ hở, tiêu cực điển hình trong việc lạm dụng trục lợi Quỹ BHYT được BHXH Việt Nam nhận diện. Dư luận không khỏi băn khoăn về tình trạng trục lợi BHYT và trách nhiệm kiểm soát của các cơ quan quản lý.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam, nhằm tiếp tục chung tay phòng, chống dịch, đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT, đảm bảo kinh phí khám chữa bệnh cho cơ sở khám chữa bệnh BHYT, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân: Đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT, không để xảy ra tình trạng thiếu kinh phí mua thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT.
Theo số liệu thống kê nửa đầu năm 2021, cả nước có hơn 75 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT với số tiền đề nghị cơ quan BHXH thanh toán là trên gần 49 nghìn tỷ đồng. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên cả nước, ngành BHXH Việt Nam tiếp tục nỗ lực chung tay phòng chống dịch, đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về nội dung này:
Tiếp tục đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, những ngày vừa qua, Đoàn công tác của BHXH Việt Nam đang kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid 19 tại 19 tỉnh giãn cách theo Chỉ thị 16 ở phía Nam. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về nội dung này:
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) thực hiện chi trả với số tiền hơn 100 nghìn tỷ đồng cho khoảng từ 160 đến 185 triệu lượt người đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Tây Ninh.- Sau 5 ngày triển khai, TPHCM giải ngân cho hơn 40.000 người lao động tự do.- Tổ chức Lao động quốc tế ILO tại Việt Nam nhận định, Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc hỗ trợ người dân do ảnh hưởng của dịch Covid-19.- Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ của tỉnh Bắc Giang đạt trên 6.800 tỷ đồng.- Các Bộ trưởng tài chính của nhóm G20 đạt được một đột phá lớn về áp dụng mức thuế trên toàn cầu sau nhiều năm tranh cãi.- Quỹ dân số Liên hợp quốc kêu gọi ưu tiên sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản cho mọi người thông qua việc tiếp cận thông tin và dịch vụ nhân Ngày Dân số thế giới 11/7.