VOV1 - Người dân Đắk Lắk tin tưởng, kỳ vọng vào sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính
Sáng nay (1/10), BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến chỉ đạo BHXH các địa phương trên cả nước đồng loạt triển khai thực hiện Nghị quyết 116 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19. Dự kiến trong ngày hôm nay, sẽ có nhiều người lao động được nhận hỗ trợ từ gói 38 nghìn tỷ đồng, trích từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Ngay trong ngày 1/10 - ngày đầu tiên TP.HCM nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều phường xã của TP.HCM đã gấp rút triển khai công tác chi trả gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo Nghị quyết 116 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, sẽ có gần 13 triệu người lao động và 386.000 đơn vị sử dụng lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền là 38 nghìn tỷ đồng. Việc giải ngân gói hỗ trợ được đẩy nhanh trong 1,5 tháng, bắt đầu từ 1/10 tới đây. Phóng viên Đài TNVN trao đổi với ông Lê Hùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về một số nội dung này:
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 116 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), nguồn kinh phí hỗ trợ khoảng 30.000 tỉ đồng từ kết dư Quỹ BHTN đến hết năm 2020, người lao động và doanh nghiệp đều đánh giá cao.Đặc biệt là trong đại dịch, chính sách này mang tính nhân văn cũng như thể hiện đúng bản chất và vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp.
Trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và tác động nặng nề lên nhiều mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng lớn đến việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116 ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Có khoảng 13 triệu người lao động sẽ được hưởng hỗ trợ với khoảng 38.000 tỉ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Làm sao để chính sách nhân văn này đến được với người thụ hưởng kịp thời và đúng đối tượng. Chuyên đề hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, khoảng gần 13 triệu người lao động và 38.000 người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động có thể nhận hỗ trợ ở bất kì địa phương nào và được thanh toán trong thời gian sớm nhất
. Năm học 2020-2021, số HSSV tham gia BHYT là hơn 18 triệu (tăng 1,6% so với năm học 2019-2020) và 3,5 triệu HSSV tham gia theo nhóm khác. Trong năm học 2021-2022, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) phấn đấu đạt 100% HSSV tham gia BHYT, giúp thế hệ tương tai được tiếp cận, thụ hưởng những lợi ích từ hệ thống an sinh xã hội
Thưa quý vị và các bạn! Với số ca mắc vẫn liên tục ở mức cao nhiều ngày qua, các y bác sỹ miền Bắc lại tiếp tục lên đường chi viện cho TP Hồ Chí Minh. Trong sáng nay, BV Phụ sản Trung ương tiễn đoàn y bác sỹ thứ 4 gồm 28 người lên đường vào miền Nam, nâng tổng số thầy thuốc hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh và Bình Dương lên gần 190 người. Người ra đi mang quyết tâm và nhiệt huyết trong lòng, gửi gắm lại Hà Nội niềm mong mỏi, người dân hãy ý thức chống dịch để người đi chi viện có cơ hội được về nhà. Phóng sự của phóng viên Thúy Ngà
Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch COVID-19 trong làn sóng lần thứ 4 ở Việt Nam đã làm cho tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong quý 2 năm nay tăng mạnh, trong đó số người thất nghiệp gần 1,2 triệu, người thiếu việc làm khoảng 1,1 triệu Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, Chính phủ quyết nghị thực hiện 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt của toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, qua một tháng triển khai các chính sách hỗ trợ đến với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến nay, nhiều người lao động và người sử dụng lao động trong cả nước đã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp.
Với hàng vạn người trở về từ TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố đang thực hiện chỉ thị 16, bài toán đặt ra cho công tác cách ly tập trung, cách ly tại nhà trở thành trăn trở thường trực của nhiều địa phương. Để mầm bệnh được khống chế tại chỗ, từ cuối tháng 7, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã vận động 1140 hộ dân là người thân, bà con lối xóm nhường nhà cho hơn 2300 người từ vùng dịch trở về cách ly. Vậy Hương Khê đã triển khai những công việc gì để xây dựng mô hình này? Với việc nhường nhà cho người cách ly, yếu tố quan trọng nào cần có để kiểm soát được dịch bệnh? PV Đài TNVN phỏng vấn ông Trần Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh về câu chuyện này