Iran tiếp tục cứng rắn: Thỏa thuận hạt nhân đi về đâu? (25/2/2021)

Những động thái tích cực trong vấn đề hạt nhân Iran vừa nhen nhóm đã vội vụt tắt. Không lâu sau khi Iran và Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đạt được một giải pháp tạm thời kéo dài 3 tháng, nhằm cho phép cơ quan này thanh sát hạt nhân tại nước Cộng hòa hồi giáo, Iran tuyên bố đã tạm dừng thực thi Nghị định thư Bổ sung đối với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Cùng với tuyên bố đó, Iran cũng bắt đầu hạn chế các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng quốc tế, đối với các cơ sở hạt nhân của nước này, dựa theo đạo luật “Kế hoạch hành động chiến lược chống trừng phạt” đã được Quốc hội Iran thông qua hồi tháng 12/2020. Đạo luật được kích hoạt trong trường hợp Mỹ không gỡ bỏ trừng phạt đối với Iran. Về phần mình, Mỹ vẫn duy trì quan điểm cứng rắn là giữ nguyên các lệnh trừng phạt cho tới khi Iran tuân thủ mọi cam kết. Những động thái này đang khiến việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran đứng trước những nguy cơ khó lường. Để phân tích rõ hơn về nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông:

Iran tiếp tục cứng rắn: Thỏa thuận hạt nhân đi về đâu? (25/2/2021)

Những động thái tích cực trong vấn đề hạt nhân Iran vừa nhen nhóm đã vội vụt tắt. Không lâu sau khi Iran và Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đạt được một giải pháp tạm thời kéo dài 3 tháng, nhằm cho phép cơ quan này thanh sát hạt nhân tại nước Cộng hòa hồi giáo, Iran tuyên bố đã tạm dừng thực thi Nghị định thư Bổ sung đối với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Cùng với tuyên bố đó, Iran cũng bắt đầu hạn chế các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng quốc tế, đối với các cơ sở hạt nhân của nước này, dựa theo đạo luật “Kế hoạch hành động chiến lược chống trừng phạt” đã được Quốc hội Iran thông qua hồi tháng 12/2020. Đạo luật được kích hoạt trong trường hợp Mỹ không gỡ bỏ trừng phạt đối với Iran. Về phần mình, Mỹ vẫn duy trì quan điểm cứng rắn là giữ nguyên các lệnh trừng phạt cho tới khi Iran tuân thủ mọi cam kết. Những động thái này đang khiến việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran đứng trước những nguy cơ khó lường. Để phân tích rõ hơn về nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông:

Thế khó của NATO với quyết định rút quân khỏi Afganistan (17/2/2021)

Hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến trong 2 ngày với nội dung trọng tâm là kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan trước thời hạn chót 1/5 mà chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết trước đó. Sau khi không thể đưa ra quyết định về vấn đề này tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO hồi cuối năm ngoái, hội nghị lần này của các Bộ trưởng NATO sẽ phải xác định phương án cuối cùng khi thời hạn 1/5 đang đến gần. Theo giới phân tích, quyết định NATO phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Mỹ về vấn đề Afghanistan. Trước đây, ông Donald Trump từng rất quyết tâm trong việc rút quân khỏi chiến trường này để hiện thực hóa chính sách “nước Mỹ trên hết”. Nhưng chính quyền mới ở Mỹ đang có những điều chỉnh chính sách đối ngoại nói chung, trong đó có chính sách với Afghanistan. Điều này sẽ tác động như thế nào tới quyết định của NATO trong cuộc họp hôm nay? Cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ sẽ phân tích vấn đề này. Xin mời BTV Thúy Ngọc bắt đầu cuộc trao đổi:

Thế khó của NATO với quyết định rút quân khỏi Afganistan (17/2/2021)

Hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến trong 2 ngày với nội dung trọng tâm là kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan trước thời hạn chót 1/5 mà chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết trước đó. Sau khi không thể đưa ra quyết định về vấn đề này tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO hồi cuối năm ngoái, hội nghị lần này của các Bộ trưởng NATO sẽ phải xác định phương án cuối cùng khi thời hạn 1/5 đang đến gần. Theo giới phân tích, quyết định NATO phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Mỹ về vấn đề Afghanistan. Trước đây, ông Donald Trump từng rất quyết tâm trong việc rút quân khỏi chiến trường này để hiện thực hóa chính sách “nước Mỹ trên hết”. Nhưng chính quyền mới ở Mỹ đang có những điều chỉnh chính sách đối ngoại nói chung, trong đó có chính sách với Afghanistan. Điều này sẽ tác động như thế nào tới quyết định của NATO trong cuộc họp hôm nay? Cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ sẽ phân tích vấn đề này. Xin mời BTV Thúy Ngọc bắt đầu cuộc trao đổi: