Cuộc gặp Mỹ - Trung đầu tiên: Ném đá dò đường (19/3/2021)

Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Alaska, Mỹ, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Sau nhiều dự đoán, phân tích mối quan hệ Mỹ - Trung kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, đây là sự kiện đầu tiên hé lộ cách tiếp cận trên thực tế của cả hai bên trong mối quan hệ được cho là có ảnh hưởng lớn nhất trong các trục ngoại giao quốc tế. Là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao nên cả Mỹ và Trung Quốc đều tỏ ra thận trọng, đồng thời dự liệu sẽ không có bất kỳ thỏa thuận lớn nào có thể đạt được sau cuộc gặp tại Alaska. Nói cách khác, đây sẽ chỉ là bước khởi đầu để hai bên thăm dò lẫn nhau về khả năng điều chỉnh mối quan hệ song phương vốn đang chạm đáy. Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với phóng viên Phạm Huân, Thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Bích Thuận, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Trung Quốc phân tích rõ hơn vấn đề này.

Cuộc gặp Mỹ - Trung đầu tiên: Ném đá dò đường (19/3/2021)

Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Alaska, Mỹ, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Sau nhiều dự đoán, phân tích mối quan hệ Mỹ - Trung kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, đây là sự kiện đầu tiên hé lộ cách tiếp cận trên thực tế của cả hai bên trong mối quan hệ được cho là có ảnh hưởng lớn nhất trong các trục ngoại giao quốc tế. Là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao nên cả Mỹ và Trung Quốc đều tỏ ra thận trọng, đồng thời dự liệu sẽ không có bất kỳ thỏa thuận lớn nào có thể đạt được sau cuộc gặp tại Alaska. Nói cách khác, đây sẽ chỉ là bước khởi đầu để hai bên thăm dò lẫn nhau về khả năng điều chỉnh mối quan hệ song phương vốn đang chạm đáy. Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với phóng viên Phạm Huân, Thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Bích Thuận, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Trung Quốc phân tích rõ hơn vấn đề này.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm “Bộ tứ Kim Cương” mang thông điệp gì? (12/3/2021)

Một sự kiện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của giới chuyên gia, các nhà quan sát quốc tế, đó là cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến của lãnh đạo 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia vào ngày hôm nay (theo giờ Mỹ). Được biết đến với tên gọi “Đối thoại tứ giác an ninh”, đây là diễn đàn chiến lược không chính thức giữa 4 nước, được duy trì bằng các cuộc họp, trao đổi thông tin và diễn tập quân sự chung kể từ khi thành lập vào năm 2007. Tuy nhiên, đây sẽ là lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh của nhóm “Bộ tứ kim cương” được tổ chức, đánh dấu khuôn khổ hợp tác Bộ Tứ được nâng lên cấp người đứng đầu chính phủ. Điều này không chỉ mang ý nghĩa thắt chặt mối liên kết giữa 4 nước mà còn thể hiện cam kết chính trị của nhóm được nâng lên mức cao hơn, tác động tới bức tranh địa chính trị khu vực, trong đó có việc tạo ra sự cân bằng quyền lực với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền với TS Đỗ Sơn Hải – Học viện Ngoại giao sẽ bình luận sâu hơn nội dung này.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm “Bộ tứ Kim Cương” mang thông điệp gì? (12/3/2021)

Một sự kiện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của giới chuyên gia, các nhà quan sát quốc tế, đó là cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến của lãnh đạo 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia vào ngày hôm nay (theo giờ Mỹ). Được biết đến với tên gọi “Đối thoại tứ giác an ninh”, đây là diễn đàn chiến lược không chính thức giữa 4 nước, được duy trì bằng các cuộc họp, trao đổi thông tin và diễn tập quân sự chung kể từ khi thành lập vào năm 2007. Tuy nhiên, đây sẽ là lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh của nhóm “Bộ tứ kim cương” được tổ chức, đánh dấu khuôn khổ hợp tác Bộ Tứ được nâng lên cấp người đứng đầu chính phủ. Điều này không chỉ mang ý nghĩa thắt chặt mối liên kết giữa 4 nước mà còn thể hiện cam kết chính trị của nhóm được nâng lên mức cao hơn, tác động tới bức tranh địa chính trị khu vực, trong đó có việc tạo ra sự cân bằng quyền lực với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền với TS Đỗ Sơn Hải – Học viện Ngoại giao sẽ bình luận sâu hơn nội dung này.