
Mặc dù câu chuyện nhà vệ sinh học đường thiếu hoặc không đạt chuẩn đã được nêu ra ở nhiều diễn đàn của ngành giáo dục, Chính phủ, Quốc hội…thế nhưng việc cải thiện nhà vệ sinh học đường vẫn hết sức chậm chạp, gây ức chế và hệ lụy cho nhiều thế hệ học sinh. Vẫn biết đây là mục tiêu không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Song, để chấm dứt nỗi ám ảnh nhà vệ sinh “bẩn” trong các cơ sở giáo dục thì cần có nhận thức đầy đủ và giải pháp phù hợp, đi đôi với đó là sự chung tay của toàn xã hội. Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong bài cuối loạt bài “Nhà vệ sinh học đường: Nhịn... đến bao giờ?”.
Như trong bài 1 chúng tôi đề cập thực trạng nhà vệ sinh học đường “bẩn” đang trở thành nỗi ám ảnh, thử thách khả năng chịu đựng của hàng triệu đứa trẻ. Khẩu hiệu “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” – với nhiều học sinh dường như chưa bao giờ trọn vẹn chỉ bởi nhà vệ sinh. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất của trẻ? Tiếp tục loạt bài “Nhà vệ sinh học đường: Nhịn… đến bao giờ?” của nhóm phóng viên Đài TNVN, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát sóng bài 2 với nhan đề: Khi học sinh phải “nhịn…vệ sinh”.
Trường học là nơi truyền thụ kiến thức, giáo dục nhân cách và hình thành những ứng xử có văn hóa cho con trẻ. Đó phải là không gian đem lại cho các em cảm giác an toàn và vui vẻ mỗi ngày. Thế nhưng, nhiều năm qua nhà vệ sinh – hạng mục quan trọng chốn học đường lại là nỗi ám ảnh triền miên của nhiều thế hệ học trò bởi tình trạng mất vệ sinh. Thực trạng báo động và những hệ lụy tiêu cực bởi tình trạng xuống cấp nghiêm trọng chất lượng nhà vệ sinh trường học sẽ được chúng tôi phản ánh trong loạt phóng sự: “Nhà vệ sinh học đường: Nhịn…đến bao giờ?” của nhóm phóng viên Đài TNVN. Bài 1 có nhan đề: Ám ảnh… nhà vệ sinh học đường.
Trẻ sinh cực non là trẻ có cân nặng dưới 1.000gram và chào đời ở tuần thai dưới 28 tuần. Những trường hợp này, các cơ quan của trẻ còn non yếu, dễ tổn thương. Trẻ có nguy cơ bị ngạt, suy hô hấp, hạ thân nhiệt, xuất huyết não, hoại tử ruột, nhiễm trùng sơ sinh, rối loạn chuyển hoá, vàng da… Nguy cơ khi lớn có thể gặp các bệnh lý như võng mạc, dễ nhiễm trùng, tiểu đường, cao huyết áp… Những trẻ sinh non này cần có sự chăm sóc đặc biệt trong lồng kính. Với nền y học ngày càng phát triển và đặc biệt là tình yêu thương, nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên y tế, trong những năm vừa qua tỷ lệ trẻ sinh non được cứu chữa thành công tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương tăng lên đáng kể. Mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng nghe chia sẻ của chị Lê Thị Vân, điều dưỡng trưởng, thuộc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh – Bệnh viện phụ sản Trung ương về hành trình đầy cam go, thử thách nhưng tràn đầy tình yêu thương để đưa các bé từ lồng kính trở về với vòng tay cha mẹ .
Thủ đô Hà Nội có sự phong phú, đa dạng về ẩm thực, lịch sử kiến trúc độc đáo, nền văn hóa lâu đời, cùng rất nhiều điều hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, trừ nhà vệ sinh. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội là hai trong những thành phố có điều kiện sử dụng nhà vệ sinh công cộng tệ nhất đối với bất kỳ du khách nào, theo một chỉ số khảo sát vừa được công bố vào đầu năm nay. Tuy nhiên, mới đây Quận 1, TP. HCM đã vận động 100 nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn cho du khách và người dân dùng nhà vệ sinh miễn phí. Còn ở Thủ đô Hà Nội, trong khi có nhiều ý kiến hưởng ứng việc hỗ trợ du khách và người dân thì cũng không ít người vẫn còn những mối lo ngại riêng.
Trong hai ngày 25-26/3, tại thành phố Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023”.
Sáng nay (26/3), gần 90.000 thí sinh tại 21 địa phương bắt đầu bước vào kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Không ai có thể biết chính xác được vì sao những cơn ho, khó thở đến với mình. Bạn thường có tâm lý chủ quan khi thấy các triệu chứng đó xuất hiện và tự mình xử trí tình trạng bệnh của mình bằng việc mua thuốc kháng sinh về uống. Theo các bác sỹ, đó là việc không nên làm. Bởi thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp uống thuốc mãi không thấy đỡ, những cơn ho dai dẳng mãi còn, thậm chí còn khó thở mới đi khám bác sỹ, lúc đó bệnh đã tăng nặng rồi. Điều đáng lưu tâm, những bệnh lý liên quan đến viêm hô hấp trên thường xảy ra theo mùa, đặc biệt là vào mùa lạnh, mùa hanh khô, thời tiết thay đổi thất thường thì bệnh sẽ tái phát nhiều lần. Người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém,... là những đối tượng có khả năng cao bị viêm nhiễm đường hô hấp trên nhất. Trong một số trường hợp, sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để thay thế cho thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị ho sẽ là giải pháp an toàn, hiệu quả. Đây sẽ là nội dung buổi tư vấn hôm nay mà BTV Phương Anh muốn chia sẻ với quý vị và các bạn. Vị khách mời đồng hành với chúng ta là: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh-Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Quản trị ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tài chính toàn cầu nhiều biến động.- Quản lý thị trường chủ động ngăn chặn, xử lý hàng giả, hàng nhái các sản phẩm vòng bi.- Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ tăng cường giám sát nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, khi đăng ký xét tuyển đại học năm nay, thí sinh chỉ cần đăng ký nguyện vọng theo ngành, trường.- Nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận chính sách hỗ trợ ưu đãi vì lãi suất cao và thủ tục rườm rà.- Ngành đường sắt sẽ triển khai chương trình khuyến mãi “5.000 chỗ giảm giá 20%” trong tháng 4 tới.- Tổng thống Philippin cho biết sẽ sớm có thông báo về địa điểm của 4 căn cứ quân sự bổ sung theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường với Mỹ.- Hội nghị về nước 2023 thúc đẩy giải quyết khủng hoảng nước vì vệ sinh trên toàn thế giới.
Đang phát
Live