
Thời điểm này, ngoài điều trị khỏi hàng nghìn bệnh nhân, các cơ sở y tế trong cả nước đang điều trị hàng chục nghìn bệnh nhân Covid-19, trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh có hơn 30.000 bệnh nhân. Đây thực sự là con số rất lớn, đang tạo áp lực từng ngày, từng giờ lên khối điều trị. Trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư này, sau thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam, rồi đến Hà Nội, số ca mắc dự kiến còn tăng cao trong những ngày tới, việc thí điểm cách ly F0 tại nhà sau khi đã điều trị tại cơ sở y tế đã được tính đến.- Trước tình hình này, đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện, cơ sở chữa bệnh đang nỗ lực điều trị bệnh nhân Covid-19 thật khẩn trương, kịp thời để không bệnh nhân nào “bị bỏ lại phía sau”. Tuy nhiên để giảm số ca mắc thì người dân cũng cần đồng hành cùng Chính phủ để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất. GS.TS.Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng tổ Hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng, Tiểu Ban Điều trị bệnh nhân Covid-19 quốc gia chia sẻ về những hy sinh thầm lặng của bác sỹ trong phòng chống dịch bệnh.
Dự án sửa oto cũ tặng người có hoàn cảnh khó khăn tại Mỹ.- Những hy sinh thầm lặng của người chiến sỹ áo trắng trong phòng chống dịch bệnh.
Hiện nay, trên cả nước có hàng trăm trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng với hàng chục nghìn giảng viên tham gia đào tạo. Ngoài các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng đóng tại trung tâm thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đều có các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh, thành lân cận. Và các Trường Đại học trên địa bàn các tỉnh, thành đang làm gì để nâng nâng cao chất lượng đào tạo? Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ nguồn nhân lực đào tạo ngay tại địa phương? Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu mô hình đào tạo tại Trường Đại học Thái Bình, tại tỉnh Thái Bình với chủ đề: “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập”. Khách mời tham gia chương trình là Tiến sĩ Trần Thị Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình, và Ông Vũ Đức Đông, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Công ty CEO Thái Bình Holding.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng đất nước vẫn đảm bảo được sự ổn định để phát triển, điều đó một phần là do công tác an sinh xã hội đã được thực hiện hiệu quả. Vừa qua, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 90.260 tỷ đồng.
-Dự kiến mặt bằng điểm chuẩn vào các trường Đại học theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay có thể tăng hơn năm ngoái. Tuy nhiên, mức độ tăng sẽ không nhiều và tùy từng khối ngành cụ thể. Vì sao điểm chuẩn theo phương thức này năm nay tiếp tục dự báo tăng trong khi số thí sinh dự thi, đăng ký vào các trường đại học tăng hơn mọi năm. -Người thầy chắp cánh ước mơ sáng tạo cho học sinh miền núi Sơn La.
Thời gian qua, dù đại dịch Covid 19 tác động mạnh mẽ, đa chiều, vẫn có những tín hiệu tích cực từ cộng đồng Startup Việt, đặc biệt là cộng đồng startup lĩnh vực khoa học công nghệ. Để tạo nên những điểm sáng đó, không thể không nhắc tới hoạt động hỗ trợ-thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của nhiều cá nhân, tổ chức - có thể từ nguồn quỹ tư nhân, có thể từ nguồn ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia. Một trong số đó phải kể đến các chương trình, hoạt động từ Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025” (gọi tắt là Đề án 4889). Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889, cung cấp tới quý vị và các bạn nội dung này.
- Việt Nam là điểm nóng về suy giảm đa dạng sinh học - Phỏng vấn GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng về những nỗ lực của Việt Nam bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng - Bảo vệ đa dạng sinh học góp phần phát triển bền vững
Vượt qua thách thức, Việt Nam đảm nhận tốt vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 6 tháng đầu năm 2021.- Quản lý thị trường TP HCM thực hiện công văn “khẩn”, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.- Chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Đức: Củng cố “trục” Mỹ - Đức, kết nối Đại Tây Dương.- Hà Nội: Tuyển sinh đầu cấp trực tuyến đảm bảo phòng dịch.
Thời gian qua, dù đại dịch Covid 19 tác động mạnh mẽ, đa chiều, vẫn có những tín hiệu tích cực từ cộng đồng Startup Việt, đặc biệt là cộng đồng startup lĩnh vực khoa học công nghệ. Để tạo nên những điểm sáng đó, không thể không nhắc tới hoạt động hỗ trợ-thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của nhiều cá nhân, tổ chức - có thể từ nguồn quỹ tư nhân, có thể từ nguồn ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia. Một trong số đó phải kể đến các chương trình, hoạt động từ Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025” (gọi tắt là Đề án 4889). Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889, cung cấp tới quý vị và các bạn nội dung này.
Từ ngày 12/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chính thức triển khai đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp mẫu giáo 5 tuổi, lớp 1 và lớp 6 trường công lập năm học 2020-2021. Dù đăng ký trực tuyến, nhưng trong những ngày đầu thực hiện tuyển sinh trực tuyến đối với lớp 1 (từ ngày 12 đến ngày 14/07), số lượng phụ huynh trực tiếp đến các trường tiểu học để hoàn thành hồ sơ cho con vẫn khá đông. Lường trước được tình huống đó, các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có phương án nhằm hỗ trợ cũng như đảm bảo an toàn cho các phụ huynh trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Đang phát
Live