Ngoại trưởng Ngoại giao 6 quốc gia châu Âu là Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha vừa nhóm họp và đưa ra Tuyên bố chung: cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga; đồng thời khẳng định châu Âu sẵn sàng gánh vác gánh nặng viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong trường hợp Mỹ cắt giảm hỗ trợ sau quá trình chuyển giao quyền lực của Nhà Trắng. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ là Donald Trump sẽ có cách tiếp cận khác biệt so với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi ông tiếp quản Nhà trắng. Tuy vậy, liệu châu Âu với tiềm lực của mình có khả năng “lấp chỗ trống” của Mỹ khi mà từ trước tới nay Mỹ là quốc gia ủng hộ lớn nhất cho Ukraine?
Truyền thông Mỹ dẫn lời một số quan chức cấp cao của chính phủ cho biết, Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên chấp thuận cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga. Thông tin này làm “nóng” các trang báo quốc tế trong 24 giờ qua. Nếu Nhà Trắng xác nhận, đây sẽ là sự đảo ngược chính sách đáng kể của Mỹ, bởi trước đó dù đã cung cấp cho Ukraine loại vũ khí này nhưng Washington vẫn hạn chế Ukraine sử dụng vì lo ngại phản ứng dữ dội từ phía Nga sẽ khiến xung đột leo thang mất kiểm soát. Báo chí châu Âu cũng thông tin, Anh và Pháp cũng có hành động tương tự như Mỹ. Việc Mỹ và đồng minh “bật đèn xanh” nới lỏng hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa được cho sẽ tác động đáng kể đến các diễn biên xung đột Nga – Ukraine và quan hệ phương Tây với Nga.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm qua (28/10) đã nhóm họp về tình hình Trung Đông, sau khi Iran cảnh báo đáp trả cuộc không kích của Israel. Cùng với những diễn biến phức tạp ở khu vực Trung Đông, cuộc họp của Hội đồng Bảo an cũng diễn ra trong bầu không khí vô cùng căng thẳng khi xuất hiện những rạn nứt trong chính nội bộ các thành viên Hội đồng Bảo an.
Israel đang mở rộng các cuộc tấn công vào lực lượng Hezbollah trên khắp lãnh thổ Lebanon, thay vì chỉ giới hạn ở khu vực biên giới. Các mục tiêu Israel sắp nhắm tới là tổ chức nắm tài chính của Hezbollah. Bất chấp những cảnh báo từ quốc tế, giao tranh giữa hai bên đang gia tăng từng ngày.
Một loạt những động thái cứng rắn,“ăn miếng, trả miếng” gần đây giữa Triều Tiên và Hàn Quốc khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên nóng hơn bao giờ hết. Quan hệ liên Triều đang rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu dừng lại, nguy cơ bùng phát xung đột toàn diện ngày càng trở nên hiện hữu.
Liên hợp quốc cảnh báo, Lebanon đang phải đối mặt với một cuộc xung đột và khủng hoảng nhân đạo với quy mô “thảm khốc” khi số người di tản trong nước đã lên tới 600.000 người. Giữa lúc Israel tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công chống lại lực lượng Hezbollah, Thủ tướng Lebanon Najib Mikati hối thúc Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi hai bên xung đột ngừng bắn ngay lập tức.
Cáo buộc về việc Israel tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Lebanon đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế những giờ qua. Vụ việc gây ra phản ứng mạnh mẽ từ nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đồng thời làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát xung đột rộng lớn hơn ở khu vực Trung Đông vốn đã đầy bất ổn.
Xung đột ở Trung Đông leo thang căng thẳng với nhiều diễn biến quân sự mới không chỉ mang tới nhiều rủi ro, mà còn đặt ra nhiều thách thức cho nỗ lực vãn hồi hòa bình. Các “giới hạn” trong xung đột hay các “lằn ranh đỏ” lần lượt bị phá vỡ! Chỉ trong mấy ngày qua, hàng loạt diễn biến quân sự mới làm leo thang căng thẳng trong khu vực, trong đó đáng chú ý nhất là việc Israel chuyển từ không kích dữ dội sang một cuộc tấn công trên bộ vào Li-băng nhằm tiêu diệt Hecbola; sau đó, Iran tiến hành màn tấn công tên lửa quy mô lớn vào Israel. Tất cả dấy lên nguy cơ xảy ra các màn trả đũa không hồi kết và nỗi lo về một cuộc chiến toàn diện ở khu vực với sự tham gia của nhiều bên, nhiều lực lượng đang lớn hơn bao giờ hết. Những tác động ngắn hạn, dài hạn của những diễn biến này; và đâu là con đường dẫn đến hòa bình? Nhà báo, nhà bình luận các vấn đề quốc tế Hà Mạnh Tường và các phóng viên Đài TNVN Việt Nam tại một số khu vực phân tích vấn đề này.
Ở thời điểm chỉ còn ít ngày nữa, cuộc xung đột tại Dải Gaza giữa Israel và lực lượng Hamas sẽ tròn một năm, những diễn biến trên thực địa đang chứng minh cho những dự đoán trước đó rằng, cuộc xung đột bắt đầu ngày 7/10/2023 không dừng lại ở Gaza mà lan rộng trên nhiều mặt trận. “Điểm nóng” thu hút sự chú ý lúc này là Lebanon khi Israel chuyển từ không kích dữ dội nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng quân sự của phong trào Hezbollah ở đây sang một cuộc tấn công trên bộ vào Lebanon. Cùng với loạt vụ ám sát thủ lĩnh cấp cao của Hezbollah và Hamas, liệu Israel có thực sự làm “thay đổi cán cân quyền lực” ở khu vực?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua bất ngờ bổ nhiệm cựu đối thủ Gideon Saar, một nhân vật theo đường lối cứng rắn vào Nội các an ninh. Động thái nhằm mở rộng liên minh và củng cố quyền lực, trong bối cảnh vụ ám sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah cuối tuần qua đã làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông và cuộc chiến tại biên giới Israel - Lebanon.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live