Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” của Bộ Y tế đã và đang giúp người dân vùng sâu, vùng xa cũng có thể tiếp cận được dịch vụ y tế chất lượng cao. Giờ đây, bệnh nhân ở bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh đều có thể được các bác sĩ của các bệnh viện tuyến Trung ương hội chẩn trực tuyến, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Thậm chí, nhờ công nghệ thông tin và các thiết bị y tế hiện đại, còn có thể giúp bác sĩ tuyến trên khám chữa bệnh từ xa tới tận trạm y tế hoặc nhà dân. Đề án này của Bộ Y tế đang được triển khai như thế nào? Phóng viên Văn Hải tìm hiểu thực tế tại tỉnh Thái Nguyên và có bài đề cập vấn đề này.
- Vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật: Thực tế và những vấn đề cần quan tâm - Cần chú trọng hơn đến công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp - Nữ Luật sư nặng lòng với họat động bảo vệ trẻ em.
Thời gian vừa qua, nhất là khi Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời, kinh tế HTX đã có những đổi mới hết sức quan trọng, không chỉ mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia, mà còn góp phần đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến gần hơn với người dân. Cần làm gì để HTX phát triển đạt hiệu quả hơn nữa và trở thành phong trào sâu rộng trong thời gian tới? Câu chuyện Thời sự hôm nay chúng tôi bàn về chủ đề: Mô hình Hợp tác xã kiểu mới - khơi dậy sức mạnh tập thể trong phát triển kinh tế” với sự tham gia của Tiến sỹ Phạm Thị Tố Oanh, Trưởng ban Chính sách và Phát triển Hợp tác xã, Liên minh HTX Việt Nam.
- Mô hình Hợp tác xã kiểu mới - khơi dậy sức mạnh tập thể trong phát triển kinh tế.- Chính thức khởi động chương trình thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người ở Việt Nam - Đầy hứa hẹn.- Những lo ngại về quan điểm hội nhập châu Âu của Ba Lan.- Loại bỏ thủ tục rườm rà, nhiêu khê mới có thể "kéo giảm" giá nhà tại TPHCM.- 46 bang tại Mỹ đồng loạt kiện Facebook vi phạm luật chống độc quyền.
Tình trạng nợ Bảo hiểm xã hội kéo dài của các Doanh nghiệp đang ở mức độ báo động, không những hệ lụy trực tiếp đến người lao động (NLĐ) mà còn gây rất nhiều phiền toái cho cơ quan BHXH, các cơ quan quản lý lao động. Tính đến tháng 10 năm nay, các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước còn nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, với tổng số tiền gần 22 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,4% số phải thu, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong những năm gần đây, với sự đồng sức đồng lòng của các bộ, ngành, bức tranh thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã có nhiều khởi sắc, về mức tăng trưởng hàng năm, về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của từng địa phương. Tại nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ đã tạo thêm thu nhập cho người dân nơi đây. Cũng chính từ nơi này, các mặt hàng Việt nam được đưa đến nhiều địa phương khác trong cả nước và xuất khẩu. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Giải pháp kích cầu thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo".- Khách mời tham dự Diễn đàn là ông Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
Trong những năm qua, kiểm toán nhà nước bước đầu khẳng định được vai trò không thể thiếu được của mình trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của nhà nước ta. Những kết quả kiểm toán trung thực, chính xác , khách quan của cơ quan kiểm toán nhà nước không chỉ giúp Chính phủ, Quốc hội đánh giá đúng tình hình thực trạng tài chính ngân sách nhà nước mà còn cung cấp các thông tin làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách kinh tế. xã hội từ đó đề ra các biện pháp tăng cường quản lý thu chi ngân sách đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong việc sử dụng ngân sách.
- Doanh nghiệp chăm lo đời sống người lao động thời kỳ dịch Covid-19 - Nhìn lại hoạt động xuất khẩu 2020 & những vấn đề đặt ra - Phát triển sản phẩm đặc sản vùng miền ở vùng Tây Bắc gắn với Chương trình 964.
Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 đã đem lại những kết quả khả quan về mức tăng trưởng hàng năm, về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi của một số địa phương đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao, xây dựng và phát triển được một số thương hiệu nông sản hàng hóa được thị trường trong nước và quốc tế biết đến. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe.
- Nông nghiệp gắn kết du lịch với các trang trại, hợp tác xã - An toàn thông tin, nhận thức và hành động
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)