Sáng nay 14/12, công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là báo cáo nghiên cứu trên phạm vi vùng kinh tế đầu tiên trong cả nước.- Bàn giao tòa nhà số 8B Lê Trực (Hà Nội) cho chủ đầu tư sau 5 năm đình chỉ xây dựng, cưỡng chế, phong tỏa để cắt ngọn.- Khởi tố 14 bị can liên quan sai phạm dự án Gang thép Thái Nguyên.- Sai phạm trong việc đấu thầu thu phí tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương gây thất thoát hơn 725 tỷ đồng của Nhà nước, Tòa án nhân dân TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và 19 bị cáo khác.- Các đại cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu chính thức bầu Tổng thống. Liệu ông Joe Biden đã nắm chắc phần thắng hay vẫn còn những yếu tố bất ngờ giúp ông Donald Trump lật ngược thế cờ?- Khoảng 400 học sinh Nigiêria mất tích sau vụ cướp tấn công trường học.- Người dân khắp châu Âu trang hoàng nhà cửa rực rỡ sắc màu ánh sáng chuẩn bị đón lễ Giáng sinh, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Sinh ra và lớn lên ở xã San Thàng, trước đây thuộc huyện Tam Đường, nay thuộc thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, chàng trai người dân tộc Mông Sùng A Bình sinh năm 1990 đã sớm phải bươn chải để kiếm sống do nhà nghèo, đông anh em. 14 tuổi khi đang học cấp 2, Bình đã bỏ học giữa chừng, xuống Hà Nội tìm việc làm để nuôi bản thân. Tuy nhiên, để mưu sinh ở Hà Nội không phải dễ, và chẳng biết cơ duyên nào Bình lại phiêu dạt vào tận Tp Hồ Chí Minh để kiếm sống và gắn bó với mảnh đất này gần 20 năm nay. Từ một “đứa trẻ” lang thang, nằm bờ, nằm bụi, kiếm sống từng ngày để tồn tại, hiện nay Sùng A Bình đã trở thành ông chủ của một nhãn hiệu thời trang thổ cẩm mang tên Hmong Tagkis tại TP Hồ Chí Minh, tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động, đặc biệt là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.- Bộ Y tế yêu cầu xét nghiệm tất cả thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ các nước có dịch Covid-19 để đánh giá nguy cơ lây nhiễm.- Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chuyển giao quyền lực cho ông Joe Biden.- Thận nhân tạo 3D mang đến hi vọng cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
- Mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng với hạn mặn ở Bến Tre- Kinh nghiệm của Bắc Giang trong xây dựng nông thôn mới- Một số biện pháp chăm sóc cây ăn quả sau ngập úng- Chuyên mục “Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam” có bài viết “Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương ở các địa phương ven biển”
Giữa mênh mông sóng nước, Trường Sa hiện ra như một bức tranh thật sống động với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, những công trình khang trang, kiên cố được xây dựng trên các đảo chìm, đảo nổi xen lẫn màu xanh của những cây phong ba, bàng vuông. Tuy nhiên, để có được những công trình ấy, ít ai biết rằng, trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt ở Trường Sa, nhiều năm qua những người lính Công binh Hải quân đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu mới có thể xây dựng nên những công trình khang trang giữa lòng biển khơi để giữ gìn mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nơi đầu sóng. Để quý vi và các bạn hiểu rõ hơn về công việc của những người “kê cao Tổ quốc”, phóng viên Hà Phương phỏng vấn Đai tá Đào Văn Bạn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 131 Công binh Hải quân nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập (6/11/1975-6/11/2020).
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, gọi tắt là chương trình OCOP, phát huy lợi thế của địa phương, thành phố Kon Tum đã xây dựng được 22 sản phẩm và trong ngày hôm nay (4/11) thực hiện việc đánh giá, xếp hạng khẳng định giá trị sản phẩm để có chính sách hỗ trợ sản xuất cũng như tiêu thụ. Tin của PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên.
- Bài 3 loạt bài: Thiên tai và nhân họa, nhìn từ mưa lũ lịch sử miền Trung.- Vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang.-Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam: Hệ lụy của tình trạng thiếu lao động nghề cá
Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII xác định đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, nhấn mạnh về nguồn lực con người, coi đó là động lực cốt yếu, là nội dung đột phá chiến lược để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là mục tiêu hướng đến năm 2045 đưa nước ta thành nước phát triển có thu nhập cao. Góp ý vào nội dung này, nhân dân cho rằng: xây dựng và phát huy nguồn lực con người là động lực quan trọng, một yếu tố quyết định với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Yêu cầu đặt ra là nhanh chóng hoàn thiện thể chế phát triển chung, trong đó có thể chế cho sự phát triển toàn diện của con người. Ghi nhận của phóng viên Lại Hoa:
- Các tỉnh miền Trung tăng cường hỗ trợ người dân vượt qua những khó khăn của cơn bão số 7 - Hiệu quả mô hình nuôi cá lồng bè trong lòng hồ, trên sông - Hà Nội nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Hướng dẫn nông dân chăm sóc cây trồng sau mưa lũ. - Bình Dương thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp. - Cần nâng cao hệ thống hạ tầng cảng cá. - Bạc Liêu xây dựng Nông thôn mới nhận được đồng thuận người dân. - Nhịp cầu nhà nông: Chăm sóc nhãn sau thu hoạch.
Đang phát
Live