
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long kết nối khu vực với hệ thống đường cao tốc quốc gia có tổng mức đầu tư gần 44,7 nghìn tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng là một trong 6 tuyến cao tốc thay đổi Đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các trung tâm kinh tế trong khu vực, các cảng biển và cửa khẩu quốc tế, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp trong vùng; từng bước hình thành trục kết nối, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ và phát lệnh khởi công dự án.
Nhìn lại kỳ thi vào lớp 10- Hai mẹ con người Singapore cùng nhau hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp có con là trẻ tự kỷ- Ông Lường Văn Luân, người nông dân khát khao xây dựng quê hương trở thành miền quê đáng sống- Chàng trai khiếm thị 8X luôn tràn đầy năng lượng, tự tin, vượt lên số phận
“Đóng góp của bản thân, gia đình tuy chưa nhiều, song cũng là sự chắt chiu, là tài sản của cha ông để lại; là khát khao được góp sức dựng xây miền quê đáng sống...” – Chia sẻ của ông Lường Văn Luân, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu (Sơn La), cũng là cách mà người nông dân này động viên bà con trong bản chung tay xây dựng nông thôn mới trên rẻo cao.
Trên thế giới, nhượng quyền thương hiệu là một cách kinh doanh hiệu quả và được thực hiện từ rất lâu. Thậm chí, nhiều quốc gia đã cấu trúc ngành nhượng quyền thành ngành chiến lược để phát triển kinh tế, nhất là khối kinh tế tư nhân và đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các thương hiệu được lập ra, kinh doanh có hiệu quả và nhượng quyền để hình thành nên một nhóm cùng kinh doanh theo chuỗi cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là nhờ người kinh doanh, người đầu tư ngày càng hiểu và vận dụng đúng các quy tắc, hiểu biết về nhượng quyền thương hiệu.
Cách đây hơn 75 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; mở đầu cho hàng loạt phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, tạo động lực to lớn làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tới nay, những quan điểm về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị và rất cần được tăng cường, đẩy mạnh để góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt trong đó cần gắn thi đua yêu nước với việc xây dựng đội ngũ cán bộ 6 dám, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Chương trình Đối thoại hôm nay bàn luận về nội dung này với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Trần Hữu Hậu, Đại biểu Quốc hội khóa 15 và GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:
Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Đây cũng là trăn trở của nhiều Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội. Vậy cần nhận diện lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như thế nào và cần những giải pháp gì để khắc phục? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.
Việc điều chỉnh thường xuyên chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, hồ sơ, tài liệu các dự án luật chậm gửi, tình trạng luật có tuổi thọ ngắn, luật khung, luật ống vẫn là tồn tại lâu năm trong công tác xây dựng luật. Trong phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá 15 về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, các đại biểu Quốc hội thẳng thắn phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp.
Đề xuất "chuyển hướng” gói hỗ trợ 2% lãi suất sang hình thức khác hiệu quả hơn.- Thúc đẩy xây dựng hạ tầng các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.- Thị trường điện lạnh “tăng nhiệt” mùa nắng nóng.
Giải pháp nào để thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2023 theo đúng mục tiêu đề ra?- Thúc đẩy xây dựng hạ tầng các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương- Ấn Độ gia tăng ảnh hưởng tại Thái Bình Dương- Mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục giảm- Nhiều biện pháp giải quyết tình trạng làm dụng thuốc giảm đau tại Mỹ
Bộ Tài chính gấp rút xây dựng phương án giảm 2% thuế VAT.- Bình Định khởi công nhà ở xã hội hơn 1.000 tỷ đồng.- Giải ngân đầu tư công TP.HCM tăng vọt lên 8.200 tỷ đồng.
Đang phát
Live