Thủ tướng chủ trì phiên họp CP chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9.-Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của QH về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, UBTV QH đồng tình việc ban hành nghị quyết để thực hiện quyền đánh thuế của Việt Nam.- Việt Nam tăng 2 bậc trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023.-Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ đối mặt với đợt mưa lớn trên diện rộng. Hàng nghìn ngôi nhà ở Thanh Hóa, Nghệ An bị ngập. Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện chỉ đạo công tác ứng phó.-Môn bắn súng mang về tấm Huy chương vàng đầu tiên cho Thể thao Việt Nam tại ASIAD 19.- Nhiều nước trên thế giới đau đầu trước vấn đề dòng người di cư tăng đột biến-Bộ Tư pháp Mỹ khởi kiện eBay với cáo buộc nền tảng thương mại điện tử này đã bán các sản phẩm và thiết bị cản trở kiểm soát khí thải của xe cơ giới.
Hôm nay, tại phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ Nhất triển khai Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa 15. Đây là hoạt động chưa có tiền lệ, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến 62 điểm cầu địa phương với sự tham dự của hơn 2400 đại biểu tham dự.
Chiều nay 24/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chinhh chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023 để thảo luận các dự án luật: Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Cùng dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành và thành phố Hà Nội.
Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Đây cũng là trăn trở của nhiều Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội. Vậy cần nhận diện lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như thế nào và cần những giải pháp gì để khắc phục? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.
- Xây dựng cơ chế phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật.- Đa dạng các hình thức phổ biên pháp luật đến với người dân.- Ồ ạt xây dựng công trình trái phép chờ… tiền bồi thường.
- Công tác xây dựng Pháp luật năm 2022- Những đổi mới mang tính đột phá - Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân và doanh nghiệp- những vấn đề cần quan tâm - Xuân mới yên vui ở biên giới IaO huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
“ Phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phải dành sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này đúng tầm là một khâu đột phá chiến lược, thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển. Đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế chính là đầu tư cho phát triển”. Đó là kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế vừa diễn ra.
- Thành tựu công tác xây dựng pháp luật giai đoạn 2016-2021.- Đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo và lắng nghe ý kiến chuyên gia, người dân trong xây dựng pháp luật.
Phát biểu thảo luận về báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa 14 của Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang nhắc đến sự cần thiết phải đề cao tính liêm chính trong xây dựng pháp luật. Theo Đại biểu, nếu thiếu điều này thì sẽ tạo ra những văn bản pháp luật nhiều khuyết tật. Trước đó, trong 1 hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã lưu ý phải chống cho được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Và muốn như vậy, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần phải giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.- Tiếp tục phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.- Từ hôm nay, hơn 1.400 khách du lịch mắc kẹt ở Đà Nẵng sẽ được đưa về TP.HCM, Hà Nội trên 7 chuyến bay.- Đã có hàng loạt nước từ Mỹ - La tinh, Trung Đông, Châu Á đặt mua cả tỉ liều vắc-xin Sputnik 5 do Nga phát triển và vừa được Bộ Y tế nước này chứng nhận hôm qua.- Nhiều nước quan ngại với tình hình biểu tình hiện nay tại Belarus. Liên minh châu Âu đang gây áp lực với chính quyền quốc gia này.
Đang phát
Live