Trong quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp thường lựa chọn phương án an toàn và không tuyển người khuyết tật để tránh rủi ro. Chính vì vậy, đa phần người khuyết tật đều thất nghiệp, dù họ thực sự có khả năng trong công việc. Để góp phần thay đổi hiện trạng này, chị Valerie Jensen đã mở rạp chiếu phim Prospector tại Connecticut, Mỹ, chủ yếu chỉ tuyển dụng người khuyết tật, nhằm mang đến cho họ kinh nghiệm làm việc quý báu và sự tự tin rằng họ có thể đạt được thành công.
Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, nhiều người Ấn Độ đang phải đối mặt với một thị trường việc làm không ổn định, cơ hội việc làm khó khăn. Do đó, nhiều người cố gắng tìm một vị trí việc làm trong khu vực Nhà nước và không ngừng nỗ lực với mong muốn được tuyển dụng.
Cả nước hiện có khoảng trên 16 triệu người cao tuổi, trong đó có khoảng 7 triệu người cao tuổi đang trực tiếp tham gia lao động, sản xuất. Thực tế cho thấy, kỹ năng, kinh nghiệm của lao động cao tuổi rất quý, vì vậy, nhu cầu chuyển đổi sinh kế, khởi nghiệp cho người cao tuổi, là nhiệm vụ tất yếu, cấp bách. Đây là nội dung được thảo luận, cho ý kiến tại cuộc họp Ban chỉ đạo, Ban soạn thảo đề án “Người cao tuổi tham gia khởi nghiệp, việc làm, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức sáng 17/7, tại Hà Nội.
Học nghề ngày nay không chỉ là có việc làm ổn định mà còn là cơ hội để phát triển bản thân và tạo lập sự nghiệp thành công. Lý do học nghề ngày càng được ưa chuộng là vì nhu cầu của thị trường lao động đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho những ai có kiến thức và kỹ năng chuyên môn dễ dàng tìm kiếm việc làm không chỉ ở trong nước mà có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài. Vậy đâu là những ngành nghề đang được tuyển dụng nhiều và trả mức lương cao? - Khách mời: Ông Nguyễn Hiếu, Phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.
Thời điểm này, thị trường lao động việc làm có thêm những tín hiệu khởi sắc khi nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng đến quý 3 năm nay và đồng loạt tăng tuyển dụng số lượng lớn người lao động. Thế nhưng, việc tuyển dụng đang gặp nhiều khó khăn. Khảo sát của Sở LĐTB - XH tại 300 doanh nghiệp đang hoạt động tại TP.HCM cho thấy, có tới 18,67% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng. Còn theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, 6 tháng đầu năm nay, Trung tâm có nhu cầu tuyển hàng chục vạn lao động nhưng sau 20 phiên giao dịch việc làm vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Vì sao thị trường việc làm khởi sắc mà doanh nghiệp lại không tuyển được lao động? Cần có chính sách điều tiết cung cầu lao động như thế nào giữa các địa phương để đảm bảo doanh nghiệp không bị thiếu lao động?
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn Đắk Lắk đã phục hồi đơn hàng và tăng cường tuyển lao động. Một số công ty đưa ra mức lương hấp dẫn và nhiều chế độ ưu đãi nhưng vẫn gặp khó trong việc tuyển dụng.
Nhằm cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như kết nối việc làm cho sinh viên khi ra trường, sáng nay, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức “Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp năm 2024”. Đây là cơ hội để doanh nghiệp và nhà trường gắn kết, đồng hành tốt hơn với sinh viên, giúp các em có cơ hội tốt hơn trong quá trình học tập cũng như tìm việc làm khi ra trường.
Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, dài hạn của cả hệ thống chính trị - là con đường ngắn nhất đưa nước ta bắt kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như vậy tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây. Trên thực tế, vai trò của năng suất lao động càng được khẳng định khi nền kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, nhiều nước phát triển đã định hướng cách thức phục hồi nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất lao động. Tại nước ta thời gian qua năng suất lao động có sự tăng trưởng khá so với khu vực và thế giới nhưng vẫn ở mức rất thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động ở Việt Nam 2022 chỉ khoảng11% so với Singapore, 35% so với Malaysia, và đạt khoảng 64% so với Thái Lan. Vậy đâu là giải pháp rút ngắn sự chênh lệch này, để qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia? Tiến sỹ Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Góp ý xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm thời gian làm việc. Thời điểm đó, Quốc hội đã có nghị quyết giao cho Chính phủ lựa chọn thời điểm thích hợp, khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm cho người lao động. Mới đây, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tiếp tục kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu sớm thực hiện quy định về giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần. Giảm giờ làm dưới 48 tiếng mỗi tuần, cần điều kiện cần và đủ như thế nào để phù hợp với thực tế hiện nay? TS Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ cùng bán luận về nội dung này.
- Hoàn thiện vị trí việc làm, để thực hiện cải cách tiền lương vào tháng 7 năm 2024. - Tuyên Quang phát huy tiềm năng và lợi thế, để thu hút du khách
Đang phát
Live