
Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh.- Nâng tầm vị thế thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Thành phố Móng cái là địa phương duy nhất trong cả nước có cả đường biên giới với Trung Quốc cả trên bộ và trên biển. Trên tinh thần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) luôn chú trọng các hoạt động đối ngoại nhân dân với TP Đông Hưng (Trung Quốc), được đánh giá là “hình mẫu” trong quan hệ hợp tác khu vực biên giới hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam thuộc nhóm những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất trên thế giới. Cứ 4 người trên 25 tuổi, có 1 người đã và sẽ bị đột quỵ. Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo về Chương trình dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim do Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Kusumi tổ chức sáng 27/10 tại Văn Giang, Hưng Yên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức UAE, Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm làm việc Saudi Arabia từ ngày 27/10 đến ngày 1/11/2024. Nhân dịp này, Phóng viên Đài TNVN tại Ai Cập đã phỏng vấn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng.
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vươn ra toàn cầu. - Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam - Thúc đẩy Hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam. - Mẫu vật Mặt Trăng từ sứ mệnh “Hằng Nga - 6” sẽ sớm cho các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận rộng rãi.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược năm 2016 đang đượcc thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15, được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của tình trạng thiếu thuốc, cải cách thủ tục hành chính, phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam...Để có thêm góc nhìn về công tác quản lý giá thuốc cùng các chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp dược trong nước qua Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược 2016, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc Pharma Group, đại diện cho 21 công ty dược phẩm phát minh đa quốc gia tại Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live